iPhone tiếp theo sẽ sử dụng màn hình OLED uốn cong?

    NPQM,  

    Liệu ông lớn công nghệ của thế giới có đủ tiềm lực để thỏa mãn cơn khát của những tín đồ công nghệ nói chung và iFan nói riêng?

    Cụ thể, các nguồn cung cấp linh kiện cho Apple đã cho biết họ được yêu cầu tăng cường sản lượng đầu ra của mặt hàng công nghệ màn hình hiển thị OLED, đồng thời tập trung nghiên cứu và phát triển những mẫu sản phẩm có chất lượng và độ phân giải sắc nét vượt trội hơn của Samsung để có thể khẳng định vị thế của mình.

    Công ty công nghệ xử Cupertino đang dần đối mặt với doanh số thiết bị di động có chiều hướng giảm xuống. Bên cạnh đó, họ cũng đang chịu áp lực về viễn cảnh ra mắt một sản phẩm iPhone đột phá thực sự cho năm kỷ niệm lần thứ 10 của công ty. Một chiếc iPhone trang bị màn hình OLED có lẽ sẽ dễ dàng được nhiều người mong đợi, nhưng chắc chắn sẽ đi cùng với mức giá không hề dễ chịu vì mức độ khó khăn trong quá trình gia công và sản xuất.

    Apple hiện vẫn chưa có bình luận chính thức gì thêm về mẫu thiết kế của sản phẩm năm kế tiếp.

    Những đối thủ cạnh tranh trên thị trường di động khác như Samsung, Xiaomi và Google cũng đang dần chuyển từ việc sử dụng màn hình LCD truyền thống quen thuộc sang công nghệ OLED vì những ưu điểm về độ mỏng, nhẹ và linh hoạt của nó. Màn hình OLED cũng không cần đến màn chiếu sáng phía sau để hiển thị màn hình. Thế nhưng vấn đề đáng lo ngại ở đây, theo đánh giá và phân tích từ các chuyên gia, là giá thành chế tạo có thể tăng lên 50 USD cho một sản phẩm.

    Những hợp đồng dài hạn của Apple có thể giúp những nhà phân phối linh kiện kiếm hàng tỷ USD trong khi các công nghệ cũ khác dần rơi vào quên lãng. Hãng phân tích IHS Markit đã dự đoán doanh thu đến từ thị trường phát triển dành cho smartphone OLED sẽ vượt mặt LCD vào năm 2018, đạt mốc 18,6 tỷ USD. Năm vừa rồi, thị trường LCD đạt ngưỡng 20,8 tỷ USD, vượt xa 10,6 tỷ thu được từ công nghệ OLED.

    Samsung Display Co. - bộ phận hỗ trợ trực thuộc Samsung Electronics - hiện là một trong số những công ty lớn đang nắm giữ vị thế thuận lợi nhất về mảng OLED trên thế giới với khả năng sản xuất những màn hình cao cấp theo số lượng lớn yêu cầu. Samsung vẫn luôn được biết đến là tên tuổi cung cấp chip xử lý cũng như nhiều linh kiện khác cho Apple, nhưng cả 2 lại có những chiến thuật phát triển công nghệ hiển thị riêng biệt trong suốt những năm qua. Đó là lý do tại sao Apple lại lựa chọn LG Display, Japan Display và Sharp để cung ứng cho công nghệ màn hình Retina đột phá, với cơ sở dựa trên tấm màn LCD.

    Dù vậy, khi xét đến mảng đầu tư vào công nghệ OLED, cả 3 nhà cung cấp cho Apple đều xếp sau một bậc so với Samsung. 10 tỷ USD là con số Samsung đã bỏ ra trong năm nay để phát triển bộ phận sản xuất màn hình OLED, đi kèm với những động thái tiếp tục nghiên cứu và phát triển vươn xa.

    LG Display mới chỉ dự định đầu tư 3 tỷ USD cho tới năm 2018 vào lĩnh vực tương tự. Còn Japan Display và Sharp cũng đang đối đầu với những thách thức tài chính, khiến họ ít nhiều phải hạn chế công cuộc tăng gia sản xuất linh kiện cao cấp. Cụ thể, Japan Display hiện đang đàm phán với Innovation Network Corp., một quỹ chính phủ của Nhật Bản, để nhờ đến gói cứu trợ vốn đầu tư. Sharp thì đang ngập trong nợ nần, giờ đã được bán lại, nằm trong tay Foxconn Technology Group - đối tác sản xuất lắp đặt của Apple - với thỏa thuận 3,5 tỷ USD vừa mới năm nay. Sau thương vụ này, các nhân viên cấp cap của Foxconn cũng đang lưỡng lự trước những quyết định vung tiền đầu tư vào công nghệ OLED vì chi phí khá đáng kể của nó.

    Nhiều người cho rằng Apple sẽ sớm phải nhờ cậy đến Samsung để thỏa mãn đủ nguồn cung dành cho sản phẩm của mình, nhưng đó có lẽ không phải điều Apple muốn, mà họ sẽ vẫn tiếp tục tăng cường chuẩn bị linh kiện trên danh nghĩa LG Display, Japan Display và Sharp, tính đến thời điểm năm 2018.

    Một quan điểm khác cho rằng Sharp sẽ cần phải bỏ ra hơn 5 tỷ USD nữa mới hoàn thành đủ chỉ tiêu đề ra với yêu cầu của Apple.

    "Chúng tôi sẽ vẫn cho ra mắt những mẫu sản phẩm tương tự, nhưng việc tin tưởng vào tiềm năng phát triển của OLED trên thị trường chung vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với công ty," trích lời Tai Jeng-wu, từng là nhân viên điều hành cấp cao tại Foxconn, nay là CEO của Sharp.

    Đầu tư vào công nghệ màn hình OLED đi kèm trực tiếp với nhiều rủi ro. Vẫn còn đó nhiều thách thức trước khi OLEd trở thành một tiêu chuẩn phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Chất lượng hình ảnh khi so sánh vẫn chưa thực sự đủ sức thuyết phục khách hàng một cách dứt khoát. Còn thiết kế màn hình cong, uốn dẻo vẫn hầu hết chỉ nằm trên những bản thiết kế hoặc nguyên mẫu thử nghiệm, còn hoàn thiện và đưa lên thiết bị chính thức thì chắc có thể phải tính đến vài năm tiếp theo làm cơ sở phát triển.

    "Đã có vài tên tuổi lớn trong làng công nghệ dần hiện thực hóa được thiết kế OLED gập và uốn cong," Jerry Kang, chuyên gia công nghệ hiển thị tại IHS Markit phát biểu. Dù sao thì ông cũng bày tỏ sự lo ngại về tiềm năng thương mại của chúng, ít nhất là trong khoảng thời gian vài năm ngắn ngủi tiếp theo. "Tích hợp công nghệ cảm ứng và ống kính máy ảnh bên dưới màn hình sẽ càng hạn chế khả năng uốn gập linh hoạt của nó."

    Để dần nắm được từng cơ hội chắc chắn trên thị trường, Japan Display đã và đang phát triển công nghệ màn LCD thế hệ mới với tên gọi "Full Active" cho các hãng thiết bị Trung Quốc. Được biết, với kết cấu từ các tấm phim thay vì kính làm nguyên liệu chủ đạo, chất lượng của phát kiến này sẽ có thể sánh ngang với OLED về độ linh hoạt, sắc nét và tuổi thọ sử dụng.

    "Viễn cảnh tập trung sản xuất hàng loạt màn hình OLED sẽ diễn ra vì đó là điều khách hàng của chúng tôi muốn, nhưng cơ sở và nền tảng kinh doanh chính của công ty vẫn sẽ dựa trên LCD," CEO của Japan Display - Mitsuru Homma - cho biết.

    Tham khảo: wsj.com

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ