iPhone tương lai có thể sở hữu tính năng "chụp trước, lấy nét sau" thoải mái, không lo mờ ảnh

    NPQM,  

    Bằng sáng chế công nghệ iPhone đăng ký được công khai gần đây đã để lộ ý tưởng ấp ủ từ rất lâu này của Apple.

    Thế hệ iPhone tương lai nhiều khả năng sẽ cho phép người dùng có thể lấy nét ảnh kể cả sau khi chụp xong. Cụ thể, một bằng sáng chế đăng ký mới đây của Apple đã mô tả cách thức mà họ dùng để giúp thiết bị của mình sở hữu tính năng này. Bằng đăng ý bản quyền được trình lên vào năm 2015 nhưng tân tháng 12 vừa qua mới được đăng tải công khai.

    Thông thường, một ống kính camera sẽ lấy nét dựa the khoảng cách đến vật thể. Những lớp kính cấu thành bên trong di chuyển để đưa chủ thể vào tầm lấy nét rõ nhất vào cảm biến. Những thứ ở ngoài vùng lấy nét sẽ không thể nhờ vào phép màu nào mà biến đổi thành nét như vùng chính được, vì dữ liệu ảnh không ghi lại.

    Nhưng nếu công nghệ camera của bạn có khả năng ghi lại toàn bộ thông tin tổng quát đó thì khả năng điều chỉnh khoảng lấy nét kể cả sau khi chụp vẫn là điều có thể. Panasonic đã hiện thực hóa điều này ngay trên chế độ chụp 4K của mình, nhờ vào cơ chế ghi lại một đoạn ngắn video về thời điểm điều chỉnh lấy nét để mọi dữ liệu liên quan được lưu trữ. Sau đó, đoạn video này có thể được bóc tách thành các ảnh tĩnh để người dùng chọn ra một bức hình nét đúng ưng ý nhất, và chất lượng tổng thể cũng tăng lên do được kết hợp từ nhiều ảnh làm một ảnh kết quả cuối cùng.

    Sáng chế của Apple thì lại nói đến việc tính toán vị trí và khoảng cách thấu kính camera cần để thu lại toàn bộ dữ liệu khái quát. Khi ở vị trí ban đầu, phần mềm sẽ phân tích các ngưỡng, mức "độ sâu" của ảnh đối với vật thể để từ đó đưa ra chỉnh sửa ổn định nhất cho một bức ảnh đúng nét. Sau những tính toán ban đầu, ống kính bên trong sẽ dần liên tục di chuyển để ghi lại các dữ liệu ảnh ở nhiều góc nhìn lấy nét khác nhau cho tới khi đủ để hoàn thành toàn bộ quy trình.

    Ý tưởng này cũng không phải là quá mới mẻ vì ít nhất thì Panasonic cũng đã tung ra thị trường công nghệ chụp ảnh của mình từ trước rồi, nhưng nền tảng do Apple phát triển lại chứng tỏ được khả năng tối ưu hóa tốc độ của quá trình đó: Chế độ Post Focus của Panasonic mất tầm vài giây để kết thúc, còn Apple thì lại khác, vì về cơ bản, họ sử dụng cơ chế xác định và tính toán trước những vị trí ống kính chuyển động cần thiết để thu được đủ dữ liệu ảnh, thay vì để các thấu kính di chuyển hết cả khoảng tiêu cự.

    Trong bằng sáng chế của mình, Apple cũng có nhắc đến cách thức phân tích độ sâu của ảnh cũng như khoảng cách chính xác đến chủ thể nhằm tăng cường độ mượt và chân thực của phần "bokeh" mờ đằng sau hậu cảnh như công nghệ camera kép trên iPhone 7 Plus đã làm được. Tất nhiên, nhiều khả năng công ty sẽ phải nâng cấp cả phần cứng và phần mềm để tích hợp toàn diện công nghệ trên (dù sự ra đời chính thức của nó vẫn chưa thực sự được xác nhận từ phía Apple).

    Tham khảo: DigitalTrends

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ