Tuy nhiên, cả một tương lai bừng sáng vẫn đang chờ đợi OLED ở phía trước.
Màn hình OLED đã từng được các nhà đánh giá ca ngợi là tương lai của smartphone vì chúng hiển thị hình ảnh sắc nét hơn, đồng thời, công nghệ này không đòi hỏi nhiều điện năng từ pin điện thoại như màn hình tinh thể lỏng, người tiền nhiệm của OLED. Cuối năm ngoái, khi Apple chuẩn bị màn hình OLED cho iPhone X, các nhà cung cấp, dẫn đầu là Samsung, đã chạy đua để kịp tiến độ sản xuất.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại có nhiều lo ngại về việc sản xuất màn hình OLED: nguồn cung đang nhiều hơn nhu cầu, và điều đó có thể dẫn đến sự cắt giảm giá thành của màn hình. Chiếc iPhone X đã không được bán ra tốt như Wall Street đã dự đoán. Samsung, nhà cung cấp màn hình OLED hàng đầu, đã kì vọng là sẽ bán ra một nửa số đơn vị đã sản xuất cho Apple. Công ty công nghệ Hàn Quốc này dự đoán là lợi nhuận từ hoạt động của việc sản xuất màn hình trong năm 2018 có thể không đạt được những dự báo của các nhà phân tích. Hiện tại, Samsung vẫn từ chối bình luận về vấn đề này.
Các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc có thể áp dụng công nghệ này vào trong các sản phẩm smartphone để thúc đẩy nhu cầu cho màn hình OLED, song điều này sẽ không xảy ra trong thời gian gần.
Park Kang-ho, một nhà phân tích của Daishin Securities tại Seoul cho biết: "Việc cắt giảm giá thành sẽ thu hút các nhà bán lẻ tại Trung Quốc và sẽ giải quyết được tình trạng quá tải. Thị trường màn hình OLED đang bị thu hẹp trong năm nay, nhưng tôi sẽ nói "không" với sự bi quan cho năm tới và năm sau đó nữa. Bây giờ là lúc để Samsung phải cứng rắn hơn."
Universal Display Corp., công ty sở hữu các bằng sáng chế liên quan đến màn OLED cho các nhà sản xuất màn hình, đã giảm 3,3% trong giao dịch của Mỹ, xuống mức thấp nhất trong năm tháng qua.
Samsung vẫn sẽ cương quyết đi theo OLED tới cùng. Công ty cũng chưa cảm thấy có áp lực phải giảm giá bán màn hình. Nếu siêu phẩm Galaxy S9 trở thành hit, Samsung có thể sẽ tiêu thụ được số màn hình OLED mà họ đang nắm giữ. Có nhiều động thái cho thấy hãng cũng sẽ sử dụng màn hình OLED cho một mẫu điện thoại gập được trong tương lai. Ngoài ra, Apple dự kiến sẽ tung ra một mẫu iPhone khổng lồ sử dụng công nghệ vào cuối năm nay.
Samsung Galaxy S9
Công ty con của Samsung là một trong số ít các nhà sản xuất có khả năng tung ra hàng chục triệu màn hình OLED mỗi năm cho Samsung và Apple. LG Display cũng đã bắt đầu tăng cường nỗ lực sản xuất màn hình OLED: Hãng đã cung cấp màn hình cho một số mẫu điện thoại của Google, và sẽ tiến tới cung cấp cho Apple trong tương lai.
Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất smartphone, đặc biệt là ở Trung Quốc, vẫn chưa sử dụng OLED rộng rãi.
Neil Campling, một nhà phân tích từ công ty Mirabaud Securities, đã viêt trong một báo cáo gửi cho các nhà đầu tư: "Kỳ vọng ban đầu là các nhà sản xuất sẽ muốn chuyển sang sử dụng màn hình OLED." Tuy nhiên, theo như các vấn đề mà Samsung đang gặp phải gần đây, dường như "Xiaomi, Oppo, Vivo và Huawei rõ ràng là vẫn chưa vội gì mà chuyển sang dùng OLED."
Một vấn đề nhức nhối nhất với công nghệ này là giá thành. Mỗi màn hình LCD 5,5 inch được sử dụng trong chiếc iPhone 8 Plus có giá 52 USD, trong khi màn hình OLED 5,8 inch cho iPhone X có giá 110 USD, theo nhà nghiên cứu của IHS Markit ước tính. Những mức giá này sẽ còn gia tăng trong thời gian tới, do Apple còn muốn mua những màn hình lớn hơn cho mẫu điện thoại 6,5 inch sắp ra mắt.
Một số nhà sản xuất điện thoại có thể vẫn muốn trì hoãn, chưa vội chuyển sang dùng OLED do một số tiến bộ công nghệ LCD gần đây. Hiện Apple vẫn đang sử dụng LCD cho hầu hết các thiết bị còn lại của hãng.
Ông Simon Chan, nhà phân tích của Bloomberg Intelligence cho biết: "LCD đủ tốt cho nhiều người dùng, và sự chênh lệch về giá thành giữa OLED và LCD vẫn còn ở đó."
OLED cũng đã gây ra nhiều vấn đề cho người sử dụng. Khi Google tung ra chiếc điện thoại Pixel với công nghệ này vào năm ngoái, nhiều người dùng đã phản ánh về việc màn hình đã không hiển thị màu chính xác. Apple cũng đã cảnh báo trên website của hãng rằng những vết cháy và những thay đổi màu sắc nhẹ là "đặc trưng" của màn hình OLED.
Raymond Soneira, giám đốc điều hành của DisplayMate Technologies, một công ty chuyên nghiên cứu màn hình, cho biết: "OLED chỉ tồn tại được nhờ vào Samsung, Apple và LG, những hãng có nhiều tiền và có khả năng duy trì công nghệ này. Khi tôi mới được tiếp cận màn hình OLED một vài năm trước đây, hiệu suất của chúng chỉ nằm ở dưới đáy."
Universal Display, công ty chuyên bán hoá chất dùng trong màn hình OLED cho các nhà sản xuất như Samsung, đã không đạt được dự báo doanh thu cho năm 2018, khiến cho giá cổ phiếu giảm đến 16% vào ngày 23 tháng 2. Nhà phân tích Andrew Uerkwitz của Oppenheimer & Co cảnh báo về "những biến động trong thị trường màn hình điện thoại" và những sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ màn hình LCD rẻ hơn.
Một mối đe doạ dài hạn cho OLED là MicroLED. Công nghệ này có nhiều ưu điểm của OLED, và có ít nhược điểm hơn. Trong năm 2015, Apple đã mở cửa một phòng thí nghiệm ở Đài Loan để nghiên cứu công nghệ màn hình mới, theo Bloomberg đưa tin. Tập đoàn công nghệ Foxconn, nhà lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple, cũng đã đầu tư vào startup eLux chuyên về công nghệ MicroLED. Vào năm 2014, Apple đã mua lại công ty LuxVue Technology, một nhà sản xuất MicroLED.
Công nghệ MicroLED đã được giới thiệu trên một số mẫu tivi cao cấp. Tại hội nghị điện tử tiêu dùng CES vào tháng 1, Samsung đã giới thiệu một chiếc tivi MicroLED 146 inch, được gọi là "Bức tường" vì kích thước của nó. MicroLED tiết kiệm điện năng hơn và sáng hơn so với OLED. Công nghệ này cũng có tuổi thọ dài hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, và độ sắc nét của màn hình này vẫn còn yếu hơn so với OLED.
Màn hình MicroLED vẫn chưa đạt được mức để có thể sản xuất đại trà cho smartphone và đồng hồ thông minh. Có thể sẽ mất từ 3 đến 5 năm thì màn hình OLED mới bị thay thế.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI