Iron Man ngoài đời thực lập kỷ lục Guinness "bộ giáp" bay nhanh nhất thế giới: hơn 50km/giờ dù lao xuống nước lúc cuối
Richard Browning, một nhà sáng chế kiêm phi công người Anh được mệnh danh là Iron Man phiên bản thực, vừa lập kỷ lục mới cho chuyến bay balô phản lực nhanh nhất thế giới.
Richard Browning lập kỷ lục thế giới.
Cả thế giới đã trông chờ gần một thế kỉ để được chạm tay vào mẫu balô phản lực (jetpack) ngoài đời thực. Nếu trước đây mọi người chỉ có thể tưởng tượng chúng qua phim ảnh, thì giờ đây, sáng chế mới của ông Richard Browning đã biến điều đó thành hiện thực.
Sau ba lần bay quanh hồ nước gần công viên Lagoona ở Reading, nước Anh, tốc độ Browning đạt được là 51,53 km/h. Để có được kết quả này, ông thậm chí bị rơi xuống nước nhưng đối với ông thì thất bại này chỉ là điều bình thường khi bạn đang cố gắng vượt qua giới hạn của bản thân.
"Khoảnh khắc tôi thấy mặt đất bắt đầu cách xa chân mình và đang thật sự lơ lửng trên không trung, đó quả thật là niềm sung sướng không thể diễn tả", ông cho biết.
Tốc độ Browning đạt được là 51,53 km/h.
Động cơ phản lực ở những năm 50 và 60 chỉ đạt vận tốc tối đa là 48.3 km/h, và lúc đó, tốc độ này vẫn chưa được công nhận vào sách lỷ lục Guinness thế giới. Họ hy vọng rằng, động cơ này sẽ còn nhanh và an toàn hơn trong tương lai.
Tên chính xác của kỷ lục này là Động Cơ Phản lực điều khiển gắn vào cơ thể có thể bay nhanh nhất thế giới. Nhưng để ngắn gọn thì mọi người vẫn gọi nó là jetpack.
Động cơ phản lực, bộ giáp siêu anh hùng, hay bất kì thứ nào giống vậy đều được xem là jetpack với đa số mọi người. Chúng ta chỉ có thể thấy động cơ này qua những bộ phim hoạt hình, hay hình ảnh Jame Bonds bay lượn giải cứu thế giới, chứ chưa thể thấy nó được bày bán rộng rãi. Tuy nhiên, điều đó không hề dập tắt giấc mơ của mọi người. Những ai là fan hâm mô của "người hùng: Geogre Jetson, vẫn đang chờ đợi giấc mơ được bay bằng jepack thành sự thật.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời