"Những người như tôi ngày này, nếu tôi thử xin việc ở Alibaba, điều đó gần như là không thể", Jack Ma nói tại Hội thảo CEO Toàn cầu của Forbes tổ chức tại Singapore.
- Thương mại điện tử chững lại, Amazon lao đao nhưng doanh thu của Alibaba vẫn tăng 40%, ông trùm SoftBank được an ủi
- Doanh thu bán lẻ TMĐT Việt Nam dự kiến đạt 10 tỷ USD năm 2020 khiến "ông lớn" Alibaba không thể không "để mắt"
- Hậu nghỉ hưu, tỷ phú ‘già gân’ Jack Ma tập tành đấm bốc, lập team thách thức tay đấm huyền thoại người Mỹ, Floyd Mayweather
Jack Ma là một trong những người giàu nhất Trung Quốc với tài sản ròng 39.1 tỉ đô la Mĩ (tháng 01/2019), đồng thời là một trong những người giàu nhất thế giới. Triết lí kinh doanh cơ bản của Jack Ma là một nền kinh tế mở và có định hướng.
Là một nhà kinh doanh nổi bật, ông được xem là đại sứ toàn cầu cho doanh nghiệp Trung Quốc và vì thế thường được tạp chí Forbes liệt kê là một trong những người quyền lực nhất thế giới.
Tỷ phú Jack Ma là người sáng lập ra Alibaba – một trong những công ty công nghệ thành công nhất ở Trung Quốc. Nhưng theo ông, ngày nay thậm chí bản thân ông cũng khó có thể xin được một công việc ở công ty này.
Và không chỉ có Alibaba. Jack Ma cho biết ông và những thành viên sáng lập khác chắc chắn sẽ phải rất vất vả mới vượt qua được vòng sơ loại trong quá trình tuyển dụng của nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới.
"Những người như tôi ngày này, nếu tôi thử xin việc ở Alibaba, điều đó gần như là không thể", Jack Ma nói tại Hội thảo CEO Toàn cầu của Forbes tổ chức tại Singapore.
Đó là bởi có một khiếm khuyết trong hệ thống tuyển dụng quốc tế, trong đó cực kỳ chú trọng kết quả học tập và đặt những người có tư duy cởi mở vào thế đối đầu với những người thủ cựu.
"Người ta đánh giá bạn dựa vào tấm bằng mà bạn có", Jack Ma nói. "Họ sẽ nghĩ ‘Này chúng tôi có một số ứng viên từ Harvard, một số ứng viên khác từ Stanford, còn bạn thì chả biết tốt nghiệp ở đâu".
Jack Ma đã từng rất vất vả trong quãng đời học sinh trên ghế nhà trường, ông thậm chí còn bị 30 nơi từ chối nhận vào làm trước khi lập ra Alibaba vào năm 1990. Ông cho biết mình đã từng gặp vô số người tài năng nhưng không thể kiếm được một công việc tốt chỉ đơn giản là vì họ không có được một tấm bằng danh giá.
"Tôi đã từng gặp nhiều doanh nhân giống như mình", Jack Ma kể lại và nhắc đến 2 đồng nghiệp cũ, hiện là sáng lập viên của Alipay và Taobao, những người không thể có được tấm bằng MBA vì họ không qua được môn Toán trong kỳ thi đầu vào.
Theo ông, những điều kiện học thuật như vậy đang ngày càng trở nên lạc lõng trong kỷ nguyên kỹ thuật số chuyển biến nhanh như hiện nay, "Trong thời đại công nghiệp, bạn phải nhớ nhanh hơn, nhớ nhiều hơn và tính toán nhanh hơn. Đây là những thứ mà máy móc có thể làm tốt hơn bạn rất nhiều".
"Đó cũng là điều khiến tôi lo lắng. 20, 30 năm nữa, con cháu chúng ta sẽ không bao giờ có thể tồn tại được chính bởi nền giáo dục mà chúng ta áp đặt cho chúng hiện nay", ông nói.
Jack Ma, hiện đã 55 tuổi và vừa thôi giữ chức chủ tịch cao cấp của Alibaba vào tháng trước, cho biết hiện ông đang dự định thực hiện các công việc từ thiện trong lĩnh vực giáo dục để chuẩn bị tốt hơn cho thế hệ tiếp theo trước những thay đổi bằng cách khuyến khích tư duy độc lập nhiều hơn nữa.
Jack Ma – người từng là giáo viên tiếng Anh – cũng nói về mong muốn của ông: "Chúng ta phải dạy trẻ làm thế nào để đổi mới, suy nghĩ tích cực và sáng tạo, có thế mới tồn tại được trong thời đại trí tuệ nhân tạo. Tôi muốn làm nhiều việc hơn cho mục đích đó".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI