James DeLuca - CEO đầu tiên của VinFast vừa trở thành CEO mới của hãng xe điện Ả Rập Xê Út đầu tiên, liên doanh cùng Foxconn
Ceer là thương hiệu xe điện đầu tiên của Ả Rập Xê Út, được liên doanh bởi Foxconn và Quỹ đầu tư công (PIF) do Thái tử Mohammad bin Salman bin Abdulaziz làm chủ tịch
- VinFast hé lộ thông số VF 6 và VF 7: Có dẫn động bốn bánh, nhiều trang bị 'xịn' đấu nhóm SUV cỡ B và C
- Đại gia cho thuê xe tại Mỹ đặt 2.500 xe VF 8 và VF 9, VinFast hứa giao hết trong 1 năm
- Vingroup lấy lại mốc vốn hóa 10 tỷ USD: Khởi động nhà máy pin thứ 2 hơn 6.300 tỷ tại Hà Tĩnh, Vinfast nhận đơn hàng 2.500 xe điện tại Mỹ
- Bloomberg: VinFast sẽ IPO tại Mỹ sớm nhất vào tháng 1/2023, có thể thu về 1 tỷ USD
- Thực hư thông tin VinFast VF e34 kèm pin giá 615 triệu đồng
Theo thông tin từ Tập đoàn Khoa Học Kỹ Thuật Hồng Hải (Foxconn), ông James DeLuca – người được biết đến là CEO đầu tiên của hãng xe VinFast – vừa được bổ nhiệm làm CEO của Ceer.
Ceer là thương hiệu xe điện đầu tiên của Ả Rập Xê Út, được liên doanh bởi Foxconn và Quỹ đầu tư công (PIF) do Thái tử Mohammad bin Salman bin Abdulaziz làm chủ tịch. Thương hiệu này mới ra mắt vào ngày 3/11/2022 mới đây.
Trong giới thiệu của Foxconn, ông James DeLuca có hơn bốn thập kỷ kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô, bao gồm các vai trò lãnh đạo cấp cao ở cả General Motors và VinFast. Tại Ceer, DeLuca sẽ giám sát quá trình phát triển, sản xuất và bán danh mục xe tiêu dùng của Ceer với mục đích sản xuất những chiếc xe điện mang phong cách biểu tượng được trang bị đầy đủ các công nghệ và tính năng tiên tiến.
DeLuca đã lãnh đạo nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Việt Nam VinFast với tư cách là Giám đốc điều hành đầu tiên, tạo ra thương hiệu xe điện đầu tiên của Đông Nam Á. Trước VinFast, DeLuca đã lãnh đạo bộ phận sản xuất của General Motors trên toàn cầu, giám sát quy trình sản xuất của công ty đồng thời quản lý hơn 200.000 nhân viên tại 171 nhà máy ở 31 quốc gia.
Ông DeLuca cho biết: "Ả Rập Xê Út nhận ra tầm quan trọng của lĩnh vực ô tô khi nói đến tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, và tôi mong muốn định hình Ceer thành một thương hiệu ô tô được cả người tiêu dùng Ả Rập Xê Út cũng như toàn ngành công nghiệp ngưỡng mộ.
Được biết, Ceer đồng thời sẽ thiết kế, sản xuất và bán nhiều loại phương tiện cho người tiêu dùng ở Ả Rập Saudi và khu vực MENA, bao gồm cả xe sedan và xe thể thao đa dụng. Là một phần trong chiến lược của PIF nhằm đa dạng hóa sự tăng trưởng GDP của Ả Rập Xê Út bằng cách đầu tư vào các ngành triển vọng, Ceer sẽ thu hút hơn 150 triệu USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo ra tới 30.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp. Ceer dự kiến sẽ đóng góp trực tiếp 8 tỷ đô la Mỹ vào GDP của Ả Rập Saudi vào năm 2034
Ceer sẽ sử dụng công nghệ linh kiện từ BMW trong quá trình phát triển xe. Foxconn sẽ phát triển kiến trúc điện của các phương tiện với mục tiêu tạo ra một hệ thống sản phẩm dẫn đầu trong công nghệ giải trí, kết nối và lái xe tự động. Mỗi chiếc xe sẽ được thiết kế và sản xuất tại Ả Rập Saudi, và được thử nghiệm theo các tiêu chuẩn an toàn và kiểm soát chất lượng ô tô toàn cầu. Xe Ceer dự kiến sẽ có mặt vào năm 2025.
Tại buổi lễ ra mắt Ceer, Hoàng thân Thái tử Mohammed bin Salman cho biết: "Ả Rập Saudi không chỉ xây dựng một thương hiệu ô tô mới, chúng tôi đang khởi xướng một ngành công nghiệp mới và một hệ sinh thái thu hút đầu tư quốc tế và địa phương, tạo cơ hội việc làm cho tài năng địa phương, cho phép khu vực tư nhân, và góp phần tăng GDP của Ả-rập Xê-út trong thập kỷ tới, như một phần trong chiến lược của PIF nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phù hợp với Tầm nhìn 2030."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín