Với giá trị tài sản ròng sụt giảm nghiêm trọng, Jeff Bezos vừa đánh mất vị trí người giàu thứ hai thế giới, theo số liệu Bloomberg Billionaires Index. Tỷ phú đã “soán ngôi” Bezos trong danh sách này là ông trùm kinh doanh người Ấn Độ, Gautam Adani.
- Chân dung con trai cả của Jeff Bezos - người có thể thừa kế hàng tỷ USD trong tương lai
- Tỷ phú Jeff Bezos 'gây bão' với tin tuyển dụng cho Amazon gần 30 năm trước
- Tỷ phú Jeff Bezos, Tim Cook có chung một thói quen: Người thành công nào cũng thực hiện mỗi ngày
- Bí quyết làm giàu của Jeff Bezos không khó nhưng ít ai có thể làm theo: Lý do là 3 đặc điểm khác biệt của người giàu bậc nhất thế giới
- Đưa siêu du thuyền nửa tỷ USD của Jeff Bezos chạm nước, không cần tháo dỡ cầu cổ lịch sử của Hà Lan
Ông chủ Amazon, Jeff Bezos, đã từng giữ vững “ngôi vương” người giàu nhất thế giới trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2020, trước khi bị vượt qua bởi CEO Tesla Elon Musk.
Mới đây, với giá trị tài sản ròng sụt giảm nghiêm trọng, Jeff Bezos tiếp tục đánh mất vị trí người giàu thứ hai thế giới, theo số liệu Bloomberg Billionaires Index. Tỷ phú “soán ngôi” Bezos trong danh sách này là ông trùm kinh doanh người Ấn Độ, Gautam Adani.
Trong vòng 3 năm, người sáng lập Amazon đã tụt từ hạng 1 xuống hạng 3 trong bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu. Ảnh: Getty Images.
Giới quan sát nhận định, “nỗi buồn” của người sáng lập Amazon có thể được lý giải bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan dưới đây.
1. Sự thăng hạng chóng mặt của đối thủ
Số liệu của Bloomberg Billionaires Index ngày 17/9 cho thấy, tổng giá trị tài sản ròng của Adani là 146,9 tỷ USD so với con số sát nút 145,8 tỷ USD của Bezos.
Tỷ phú người Ấn Độ đã "vượt mặt" Jeff Bezos trở thành người giàu thứ hai thế giới. Ảnh: Getty Images.
Ông chủ Adani Group đã mất chưa tới 10 tháng để vươn lên vị trí người giàu thứ 2 thế giới sau khi bắt đầu năm 2022 ở vị trí thứ 14. Cuộc soán ngôi ồn ào này gây chú ý bắt đầu từ tháng 2 đầu năm nay, khi ông vượt qua nhà người đồng hương Mukesh Ambani để trở thành người giàu nhất châu Á và bỏ xa hàng loạt tỷ phú đình đám khác trên các bảng xếp hạng toàn cầu.
Khác với Jeff Bezos, Elon Musk hay nhiều gương mặt khác có tên trong danh sách, Gautam Adani nổi lên là tỷ phú trong lĩnh vực công nghiệp chứ không phải công nghệ. Nhà tài phiệt châu Á sở hữu lượng lớn cổ phần của Adani Group - tập đoàn hoạt động đa lĩnh vực từ kinh doanh cảng tới khai thác than, truyền thông và năng lượng xanh…- đang đi lên trong thời gian gần đây.
Chỉ tính riêng trong năm qua, tài sản ròng của Adani đã tăng lên khoảng 70 tỷ USD. Cổ phiếu một số công ty của Adani đã tăng hơn 1.000% kể từ tháng 6/2020. Trong khi đó, cổ phiếu công ty hàng đầu của ông Adani Enterprises cũng tăng 115% trong năm 2022. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang rất lạc quan và tin tưởng tập đoàn này sẽ tiếp tục bùng nổ trong các lĩnh vực đang được ưu tiên phát triển ở Ấn Độ như cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo.
Với đà phát triển như vậy, việc Adani bỏ lại hàng loạt doanh nhân trên bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu trong thời gian qua và tiếp tục vượt mặt ông chủ Amazon mới đây không phải là điều gì đó quá bất ngờ. Tuy nhiên, Bloomberg lưu ý, khoảng cách giữa Bezos và Adani là rất nhỏ và cựu CEO Amazon có thể khôi phục vị trí thứ hai của mình tùy thuộc vào diễn biến cổ phiếu Amazon.
2. Jeff Bezos giảm tài sản sau khi ly hôn
Đầu năm 2019, Jeff Bezos và vợ, bà Mackenzie tuyên bố ly hôn. Forbes cho biết, theo điều khoản thỏa thuận ly hôn, bà Mackenzie được chia 4% cổ phần của Jeff Bezos tại Amazon - tương đương khoảng 38 tỷ USD. Về phía mình, Jeff Bezos tiếp tục giữ quyền sở hữu toàn bộ công ty Blue Origin và tờ báo Washington Post. Sau khi thoả thuận này được thực hiện, bà Mackenzie trở thành người phụ nữ giàu thứ ba thế giới và đổi họ từ Bezos thành Scott.
Vợ chồng Jeff Bezos khi còn bên nhau. Ảnh: Getty Images.
3. Cổ phiếu ngành công nghệ bị bán tháo
Giá trị tài sản ròng của Bezos đã “bốc hơi” nhanh chóng do những đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ liên tiếp trong thời gian gần đây. Kể từ đầu năm nay, vị tỷ phú này mất khoảng 45 tỷ USD, theo Bloomberg.
Người sáng lập Microsoft, Bill Gates, là người giàu nhất thế giới trong nhiều thập kỷ, bao gồm cả những năm 1990, 2000 và 2010 cũng chịu ảnh hưởng khi cổ phiếu ngành công nghệ lao dốc. Số liệu mới nhất từ Bloomberg cho thấy, Gates hiện ở vị trí thứ 5 với giá trị tài sản ròng là 112 tỷ USD.
4. Nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu
Lạm phát trên toàn thế giới đang tăng với tốc độ mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua, do nguồn cung bị hạn chế giữa lúc nhu cầu của các nước gia tăng trong quá trình phục hồi từ đại dịch Covid-19. Điều này làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và cũng là khởi đầu của chuỗi ngày khó khăn trong năm đối với thị trường nói chung, và các tỷ phú nói riêng.
Bezos không phải là tỷ phú duy nhất phải nếm trải nỗi đau sụt giảm tài sản nghiêm trọng. Chỉ tính riêng nửa đầu năm nay, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 1.400 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"