Cuộc chiến lại nóng thêm một bậc.
Từ ngày 8/3 KakaoTalk Việt Nam bắt đầu đồng lọat tiến hành các họat động truyền thông rầm rộ, chính thức bước vào cuộc chiến giành thị phần với các đối thủ cạnh tranh.
Từ cuối năm 2012 đến những tháng đầu năm 2013, cuộc chiến giữa các phần mềm nhắn tin di động qua Internet tại Việt Nam liên tục được hâm nóng với những cái tên như KakaoTalk, Line, WeChat, Zalo, Viber. Sau sự cố bản đồ “Đường lưỡi bò” dẫn đến hậu quả tụt dốc không phanh của ứng dụng đến từ Trung Quốc Wechat, chỉ còn lại 3 tên tuổi lớn là KakaoTalk (Kakao), Zalo (VNG) và Line (NHN). Tính tới thời điểm này, cả 3 “ông lớn” có hoạt động quảng bá chính thức ở Việt Nam đều nắm giữ được lượng người dùng hấp dẫn: KakaoTalk: 1 triệu (theo nguồn thông tin chưa chính thức), Zalo gần 1 triệu, Line: 1 triệu.
Kịch bản chung của Zalo và Line khi muốn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam là chi một khoản ngân sách rất lớn cho việc truyền thông quảng bá. Thông qua những cơn bão quảng cáo này, các hãng đều sở hữu một lượng người dùng tương đối. Chỉ riêng KakaoTalk là đi một hướng khá kỳ lạ.
Chính thức bước vào cuộc chiến ứng dụng di động tại Việt Nam hồi đầu năm 2013, Kakao Talk (Kakao), ứng dụng nhắn tin miễn phí hàng đầu tại xử sở Kim Chi tỏ ra khá bình tĩnh và không có nhiều họat động quảng cáo rầm rộ như các hãng khác. Sau thông tin thông báo chính thức có mặt ở Việt Nam, hãng này không hề có thêm họat động quảng bá đáng kể nào.
Tuy nhiên vài ngày trước đây, hình ảnh TVC của Kakao Talk đã tràn ngập tại khắp các rạp chiếu phim, trung tâm mua sắm lớn, sân bay của các thành phố lớn trên cả nước. Đoạn TVC kéo dài 25s được làm dưới hình thức 3D mô tả các tính năng của KakaoTalk bởi những icon vô cũng ngộ nghĩnh và đáng yêu đã tạo ra một làn sóng chú ý trong giới trẻ.
Bên cạnh TVC, hàng loạt bài viết quảng bá cho sự kiện tặng sticker miễn phí dịp 8-3 của Kakao Talk cũng được đăng tải trên một lọat các báo dành cho đối tượng teen và dân văn phòng.
Những booth quảng bá trực tiếp sản phẩm tại các tòa nhà văn phòng cũng tỏ ra hiệu quả không kém khi không chỉ thu hút chị em và còn cả các chàng trai hào hứng cài đặt ứng dụng thông minh này trên chiếc smartphone của mình.
Đại diện của KakaoTalk tại Việt Nam cho biết, sở dĩ KakaoTalk xâm nhập thị trường Việt Nam và không tiến hành quảng bá rầm rộ như các đối thủ cạnh tranh là vì muốn có thời gian để thấu hiểu hơn nữa nhu cầu của người dùng. Đặc biệt KakaoTalk tập trung dành thời gian để bản địa hóa sản phẩm từ các tính năng, hệ thống item, sticker cho tới các ấn phẩm truyền thông để quảng bá ứng dụng tại Việt Nam.
Đại diện hãng cũng cho biết thêm: “Hiện KakaoTalk đã sẵn sàng cho thị trường Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng những gì mà Kakao Talk đã chuẩn bị trong suốt thời gian vừa qua sẽ mang lại sự hài lòng cho các khách hàng Việt Nam. Trong thời gian tới đây chúng tôi sẽ bắt đầu tiến hành truyền thông mạnh mẽ cho sản phẩm và cũng sẽ tổ chức nhiều họat động, chương trình để gia tăng số lượng người dùng tại Việt Nam hơn nữa”
Như vậy, có thể nói KakaoTalk đã chính thức tham chiến. Với sự ra mặt chính thức này, KakaoTalk sẽ góp phần làm nóng hơn nữa thị trường ứng dụng nhắn tin miễn phí qua Internet. Điều này hứa hẹn một cuộc chạy đua về tiềm lực tài chính dành cho các họat động quảng bá cũng như nỗ lực hoàn thiện sản phẩm, để mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?