Facebook ngày càng trở nên phổ biến và dường như là phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dùng thì đồng thời, nó cũng trở nên vô cùng hấp dẫn đối với tội phạm mạng.
Một báo cáo mới nhất vừa được các chuyên gia của Kaspersky Lab đưa ra cho thấy Facebook là 1 trong 5 mục tiêu lừa đảo của tội phạm mạng. Dẫn chứng cho nhận định này, mạng lưới bảo mật của Kaspersky đã ghi nhận gần 10,000 sự lây nhiễm trên toàn cầu từ mạng xã hội Facebook chỉ trong 48 giờ.
Một trong những thủ thuật đầu tiên mà tội phạm mạng sử dụng là dùng JavaScript để tạo thông báo nhằm lừa người dùng click vào đường link. Chỉ đơn giản là đổi 1 vài chữ cái trên một đường link chính thống nào đó, và khi người dùng không để ý hoặc không hay biết, click vào đường link đó thì ngay lập tức một file ảnh sẽ tự động được tải về máy. Sau đó mã độc sẽ tự động đổi đuôi tập tin dưới dạng .exe, .bat, .au3, zip,... vào các thư mục giả dạng các thư mục đã có sẵn trên hệ thống như AppData, Mozilla. Và khi người dùng đăng nhập facebook, các mã độc này sẽ tự động gửi các đường link độc hại vào list danh sách bạn bè của người dùng thông qua ứng dụng messenger.
Thế nhưng ngay từ bước này, nếu người dùng sử dụng phần mềm diệt virut của Kaspersky thì ngay lập tức sẽ được thông báo rằng máy tính của bạn cần được làm sạch.
Các chuyên gia từ Kaspersky cũng đưa ra lời cảnh báo. Nếu gặp trường hợp này, người dùng Facebook hãy lập tức đóng trình duyệt, ngắt kết nối mạng và tìm chuyên gia để kiểm tra máy tính và dọn sạch những phần mềm độc hại còn sót lại.
Và đừng quên chương trình giúp khắc phục lỗi cho tài khoản người dùng Facebook chính là Kaspersky Malware Scan for Facebook. Chương trình này đã bảo vệ được hơn 260.000 người dùng, chỉ trong vòng 3 tháng.
Bên cạnh mạng xã hội Facebook, trẻ nhỏ cũng có vô vàn các nguy cơ bị xâm hại khi online trực tuyến mà những bậc làm cha mẹ không thể kiểm soát được hết. Vì vậy việc đầu tiên để bảo vệ con trẻ chính là luôn trung thực. Sở dĩ các chuyên gia của Kaspersky đư ra lời khuyên này, là vì có đến 30% trẻ em thừa nhận không chỉ giấu nhẹm về hoạt động online bị ngăn cấm, mà còn tìm cách qua mặt sự kiểm soát của cha mẹ bằng cách sử dụng mật khẩu mà cha mẹ không biết cho thiết bị, lên mạng khi cha mẹ không có nhà hoặc xóa lịch sử online. Một nghiên cứu gần đây từ các chuyên gia của Kaspersky cũng cho biết, có đến 14% số trẻ tham gia nghiên cứu cho biết có sử dụng chương trình đặc biệt để ẩn ứng dụng đã mở.
Hãy cho trẻ biết rõ nguyên nhân và nguồn cơn của việc sử dụng phần mềm kiểm soát. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ con bạn. Vì có tới 75% trẻ cho biết sẽ có ích hơn nếu cha mẹ nói với chúng về các mối đe dọa mạng. Và rất nhiều trong số đó đã tự tìm hiểu để biết cách xóa bỏ phần mềm bảo mật mà cha mẹ chúng cài đặt trên điện thoại di động, tablet hoặc laptop. Thế nhưng phần mềm Kaspersky Safe Kids sẽ giới hạn được việc xóa đi phần mềm bảo vệ.
Giải pháp Kaspersky Safe Kids của Kaspersky Lab đã được AV-TEST chứng nhận khả năng bảo vệ trẻ em trước các mối nguy hiểm trực tuyến. Trong suốt quá trình kiểm tra khắt khe, sản phẩm đã xác định chính xác 90% các trang có nội dung không phù hợp bao gồm các trang sex, chatroom, trang hẹn hò, trao đổi thông tin bất hợp pháp, trang cờ bạc, trò chơi, mua sắm, trang về vũ khí.
Đó là hai nội dung nổi bật được các chuyên gia của Kaspersky chia sẻ tại lễ tổng kết tháng 11 về những mối nguy hại của tội phạm mạng đối với người dùng.
Theo Điện Tử Tiêu Dùng
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI