Kể chuyện cười liên tục có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tâm thần tiềm ẩn.
Trong một quyển sách mới, hai nhà thần kinh học Elias D. Granadillo và Mario F. Mendez miêu tả hai trường hợp bệnh nhân có triệu chứng “kể chuyện cười mãn tính” phát tác từ căn bệnh thần kinh.
Bệnh nhân #1
“Một người đàn ông 69 tuổi, thuận tay phải, đã được đưa đi chẩn đoán vì khả năng không kiểm soát được việc kể chuyện cười.. Trong một cuộc phỏng vấn, bệnh nhân thổ lộ là người thường có tâm trạng vui vẻ nhưng những câu chuyện cười của ông đã trở thành mối bất hòa giữa ông và bà vợ. Có những đêm, người đàn ông lớn tuổi này gọi vợ mình dậy, cười sang sảng chỉ để kể cho vợ nghe những câu chuyện ông vừa nghĩ ra. Theo lời đề nghị của vợ, ông đã bắt đầu ghi chép những câu chuyện này lại để tránh làm mất giấc bà vợ. Cũng vì lời gợi ý này khi đến chẩn đoán người đàn ông đã trình diện với chúng tôi 50 trang giấy đầy kín những chuyện cười tự tác“.
Triệu chứng “hài hước mãn tính” này của anh được được cho là do chấn thương vùng nhân đuôi ở não bởi một ca tai biến, còn lý do anh không dừng “chơi chữ tếu” có thẻ là do suất huyết vỏ não vùng trán. Hai bác sỹ kết luận việc sử dụng thuốc chống trầm cảm hoàn toàn không có tác dụng gì trong trường hợp này.
Bệnh nhân #2
Một người đàn ông 57 tuổi trong ba năm đã dần trở thành một “nghệ sỹ tấu hài”. Đồng thời anh cũng dần trở nên khoáng đạt đến mức dung tục, thể hiện những hành động và nhận xét thiếu tôn trọng. Cuối cùng anh cũng bị mất việc sau khi hỏi lớn “Ai đã chọn cái nơi tồi tệ quá thể thế này”.
Bệnh nhân này không ngừng kể chuyện và tự “cù” mình cười bằng những câu chuyện tếu của mình. Tuy nhiên anh hoàn toàn rửng rưng trước những câu chuyện cười người khác kể.
Câu chuyện của chính cuộc đời ông lại không được hài hước đến thế. Bệnh nhân dần có biểu hiện suy thoái não và triệu chứng của bệnh Parkinson cũng dần hé lộ. Bệnh nhân số 2 này đã mất chỉ vài năm sau thời xét nghiệm của hai bác sỹ. Bệnh nhân bị chẩn đoán với căn bệnh Pick, một bệnh lý thần kinh hiếm thấy. Két quả xét nghiệm sau khi mất của bệnh nhân cho kết quả về một cấu trúc não thoái hóa mạnh: “Teo mạnh tại thùy trán và teo nhẹ tiền đình thái dương, ảnh hưởng đến não phải mạnh hơn não trái”.
Tác giả quyển sách giải thích những biểu hiện quan sát được thể hiện triệu chứng “Witzelsucht”, một thuật ngữ tiếng Đức dịch ra là “Chứng nghiện chuyện cười”. Mới chỉ có một số ít ca bệnh được báo cáo trong lịch sử ngành thần kinh học và chúng thường liên quan đến một dạng chấn thương ở não phải. “Witzelsucht” cần được phân biệt với “Bệnh lý cười”, căn bệnh mà khi mắc phải, người bệnh cười một cách vô cớ và hoàn toàn độc lập với tậm trạng vui hay buồn. Bệnh nhân của “Witzelsucht” cười thật sự và mặc dù “mắc cười” với những câu chuyện của chính mình kể, hiếm khi họ trân trọng nỗ lực “tấu hài” của người khác.
Tham khảo Discovermagazine
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?