Kẻ thù tàng hình "ăn mòn" của Nga hàng tỉ USD: Một nửa diện tích đất nước bị ảnh hưởng, thiệt hại không tưởng
Dự tính tới năm 2050, Nga sẽ thiệt hại hơn 80 tỉ USD vì những vấn đề môi trường.
Theo SCMP, Nga ngày càng để mắt tới những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Hiện tượng băng vĩnh cửu tan chảy gây ra mối đe dọa khôn lường đối với quốc gia nằm sát Bắc Cực này.
Được biết, diện tích băng vĩnh cửu chiếm tới hơn 1 nửa nước Nga. Một khi băng tan, hàng loạt công trình, đường ống dẫn và các cơ sở hạ tầng khác của Nga sẽ chịu thiệt hại nặng. Tại Bắc Cực, tốc độ ấm lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của thế giới. Theo Alexander Krutikov, thứ trưởng phụ trách phát triển vùng Viễn Đông và Bắc Cực, cho biết thiệt hại kinh tế do băng tan là từ 50 tỉ tới 150 tỉ rúp (khoảng 2,3 tỉ USD) hàng năm.
"Vấn đề này cần phải được giải quyết, bởi vì thiệt hại sẽ tăng lên mỗi năm. Tình hình rất nghiêm trọng. Đường ống vỡ tung, cọc đỡ sụp đổ do cấu trúc địa hình thay đổi," ông Krutikov nói.
Bình luận của ông Krutikov cho thấy đây là dấu hiệu Nga - quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều thứ 4 thế giới - đang quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu hơn. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng hiệu ứng nhà kính không phải do hoạt động của con người gây ra.
Tuy nhiên, ông Putin vẫn quyết định kí kết Hiệp định Paris về Khí hậu năm 2015 và cho rằng Nga cần làm mọi điều có thể để giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ môi trường tăng là vấn đề lớn đối với các công ty khai khoáng, dầu mỏ và xăng dầu. Các vùng băng vĩnh cửu chiếm tới 15% hoạt động khai thác dầu mỏ và 80% hoạt động khai thác khí ga của Nga.
Nga đã xây dựng các cấu trúc cở sở hạ tầng trên các cọc móng để tăng độ ổn định trên những vùng băng vĩnh cửu. Tuy nhiên, khi khí hậu ấm lên, đất bắt đầu thiếu độ chắc chắn và nhiều vấn đề bắt đầu xuất hiện.
Một số thành phố Bắc Cực đã phải xây dựng nhà mới, ít tầng hơn và nhẹ hơn các loại nhà truyền thống.
Nhiều vết nứt địa chất đã được tìm thấy tại vùng Yamal, gây ra mối nguy hiểm cho các đường ống dẫn. Một số căn nhà đã phải phá bỏ ở khu công nghiệp Norilsk.
Vấn đề này vẫn có thể trở nên trầm trọng hơn. Theo nghiên cứu của trường Đại học George Washington, tới năm 2050, tình trạng ấm lên có thể ảnh hưởng tới 1/5 cấu trúc và cơ sở hạ tầng trên khắp các vùng băng vĩnh cửu, làm tổn hại 84 tỉ USD cho kinh tế Nga. Con số này tương đương với 7.5% GDP của Nga. Hơn nửa số bất động sản của người dân, giá trị khoảng 53 tỉ USD, cũng sẽ bị tổn hại.
Các công ty Nga đang lên kế hoạch để đối phó với vấn đề này. Công ty sản xuất khí ga Novatek PJSC đang thiết kế cấu trúc hạ tầng mới để đối phó với tình trạng ấm lên toàn cầu trong vài thập kỉ tới. Bên cạnh việc cắm cọc sâu hơn, công ty còn dùng công nghệ giúp giữ cho mặt băng không tan, tìm khí ga hóa lỏng tự nhiên cách xa các vùng băng vĩnh cửu.
"Nghiên cứu băng vĩnh cửu là một trong những ưu tiên và trách nhiệm bị quên lãng. Là người phụ trách phát triển vùng Bắc Cực, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề này, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế," ông Krutikov nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android