Kenji Yamaguchi: Phù thuỷ máy ảnh của National Geographic
Bạn đã từng nghe tới cụm từ "camera hacker" hay "phù thủy máy ảnh", cùng chúng tôi đi tìm chân dung vị khách bị ẩn này nhé.
Nếu bạn mong muốn một tính năng thần kì trên chiếc máy ảnh của mình nhằm phục vụ một mục đích đặc biệt nào đó, hãy đến trụ sở của National Geographic và hỏi Kenji Yamaguchi - người được mệnh danh là camera "hacker".
Bàn làm việc của Kenji với những body và len bị lỗi.
Công việc chính của Kenji Yamaguchi là hỗ trợ các nhiếp ảnh gia thực hiện những bức ảnh độc đáo nhất tại mọi thời điểm. Đấy có thể là khoảnh khắc bất ngờ khi một chú chim tung cánh rời khỏi tổ, hoặc hình một bông hoa trên nền xanh của những ngọn núi phía xa.
Điều này đòi hỏi một ống kính macro đặc biệt hoặc một đèn flash được tuỳ chỉnh kỹ lưỡng tỉ mỉ – những thứ không thể mua được bằng tiền. Nhưng với sự sáng tạo và chăm chỉ - kỹ sư người Nhật Bản này có thể biến những thiết bị trên thành sự thật.
Những khoảnh khắc cần ống kính macro đặc biệt.
Kenji chia sẻ: "Đây thực sự là một công việc rất thú vị. Hãy tưởng tượng thay vì than phiền về việc máy ảnh của bạn thiếu một chức năng đặc biệt, hãy mở nó ra và thiết kế lại theo cách của bạn."
Khi được hỏi về động lực nào giúp ông hoàn thành tốt một công việc lặp đi lặp lại trong 32 năm, ông nói rằng: "Tôi đã liên tục hỏi bản thân mình, liệu tôi có thể làm gì cho chiếc máy ảnh này tốt hơn?"
Đằng sau những bức ảnh kì diệu về cuộc sống, con người, động vật hay thiên nhiên, đều có những dấu chân của các phù thủy máy ảnh như Kenji Yamaguchi. Câu hỏi đặt ra là làm cách nào mà ông có thể thực hiện được những màn "khó" như vậy?
Để hiểu thêm về cuộc sống cũng như công việc thầm lặng của vị camera "hacker" này, bạn đọc đam mê nhiếp ảnh có thể truy cập tại đây.
Tham khảo: gizmodo
>>Máy ảnh chuyên "tự sướng" của Casio đập tan cơn bão Camera 360
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?