Cho dù trong quân đội, hàng không vũ trụ, hay trong công nghiệp và đời sống thì titan đều có nhiều ứng dụng rộng rãi.
Chúng ta vẫn biết titanium cứng như thép nhưng nhẹ hơn 40%, và nó nặng gấp rưỡi nhôm nhưng cứng gấp sáu lần. Vì có khả năng kéo dãn tốt (kể cả khi nhiệt độ cao), nhẹ, chống ăn mòn tốt, và khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao, hợp kim titan được dùng chủ yếu trong hàng không, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ và tên lửa,áo chống đạn loại mà lính Mỹ được trang bị ở Iraq. Vậy khả năng chống đạn của titan đến đâu? Kênh YouTube Demolition Ranch đã quyết định đi tìm câu trả lời bằng cách cho tấm titan đối đầu với nhiều loại đạn khác nhau.
Áo giáp chống đạn với lớp lót titan Zhzl-74 của Nga
Tấm titan trong thử nghiệm có bề dày 1,5 inch (khoảng 4 cm). Đầu tiên, nó phải chịu các loại đạn cỡ nhỏ (0,22 LR) và 9 mm. Những viên đạn này không tạo ra vết tích gì trên bề mặt tấm titan. Cỡ đạn dần dần được tăng lên, tương ứng với đó là sức công phá: .44 Magnum và các loại đạn súng trường khác, bao gồm cả đạn xuyên giáp.
Thử nghiệm độ chống đạn của titan
Kết quả cho thấy, đạn 7,62 mm với lõi thép gây cho tấm titan tổn hại lớn nhất – một vết lõm sâu có đường kính 4 mm. Titan có thể chịu được đạn chì cỡ .50 BMG (12,7 × 99 mm), nhưng loại đạn xuyên giáp cũng cỡ nòng này thì gần như đã xuyên thủng tấm titan, khiến mặt sau của nó xuất hiện một vết phồng cùng vài đường nứt.
Bên trong Zhzl-74 là các tấm titan hình vảy rồng
Ngày nay, áo chống đạn sử dụng các tấm titan được bán ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng chi phí cao, quy trình xử lý phức tạp của titan khiến thị phần của nó rất bé nhỏ so với các loại áo chống đạn có lót thép hoặc gốm kim loại.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín