Như thông tin đã đưa lên từ trước, cửa hàng
Apple Store nhái nằm tại Côn Minh, Trung Quốc đã bị phát hiện. Và những bài viết vạch mặt những cửa hàng này đã gây được sự chú ý của đông đảo cộng đồng người dùng công nghệ.
Người phát hiện ra cửa hàng Apple Store này là một blogger người Mỹ có nick name BirdAbroad, cô còn phát hiện ra 2 cửa hàng Apple Store nhái khác, thậm chí một nơi còn mang biển hiệu sai chính tả “Apple Stoer”. Rất nhiều các sản phẩm của những cửa hàng này đến từ các đại lý của Trung Quốc, số còn lại được nhập lậu từ nước ngoài. Và còn có những sản phẩm second hand hoặc đồ trộm cắp.
Có vẻ như khách hàng và kể cả nhân viên của những cửa hàng Apple Store nhái đều rất bất bình. Đã có đến cả nghìn những báo cáo về sự hiện diện của những cửa hàng Apple giả mạo tại tỉnh Côn Minh, Trung Quốc và rất nhiều khách hàng đã đến tận những cửa hàng này với thái độ rất tức giận vì bị lừa.
Một khách hàng bày tỏ -“Khi biết được tin này, tôi đã lập tức tới đây để lấy lại hóa đơn, tôi đã rất thất vọng. Với một cửa hàng lớn và đẹp như thế này, ai có thể nghĩ rằng nó là hàng nhái cơ chứ?”
Cửa hàng Apple Store nhái được trang hoàng rất giống thật.
Theo một vài điều tra thì ngay cả những nhân viên làm việc tại đây cũng lầm tưởng rằng họ đang làm việc tại một Apple Store chính hãng. Và họ cũng thất vọng như bao khách hàng khác, thậm chí là xấu hổ bởi vì bị đem ra làm chủ đề bêu xấu trên Internet.
Một nhân viên tại của hàng Apple Store nhái phát biểu –“Các phương tiện truyền thông đều cho rằng đây là một cửa hàng nhái, nhưng chúng tôi không bán các sản phẩm nhái. Tất cả các sản phẩm tại đây đều là hàng thật và mọi người có thể kiểm tra thoải mái. Tại Trung Quốc không có luật lệ nào ngăn cản việc chúng tôi muốn trang trí cửa hàng của mình tùy theo ý thích.”
Hiện tại vẫn chưa rõ liệu các sản phẩm ở đây có phải hàng nhái hay không. Theo báo Wall Street, ít nhất 1 trong số 3 của hàng Apple Store nhái này không phải là đại lý phân phối chính hãng các sản phẩm của Apple. Điều này không có nghĩa là các sản phẩm tại đây là đồ nhái, đơn giản chúng không phải là những sản phẩm được chính tay hãng phân phối, và điều này đặt ra câu hỏi về nguồn hàng của các cửa hàng Apple Store nhái này.
Còn về phía Apple vẫn đang im hơi lặng tiếng. Một điều chắc chắn là vụ việc này đã đến tai họ, và một lựa chọn cho những cửa hàng nhái này là đăng ký trở thành một Apple Store chính hãng. Nhưng điều này rất khó xảy ra, vấn đề bản quyền luôn được Apple cực kỳ coi trọng. Năm ngoái trang Gizmodo đã bị cảnh sát “sờ gáy” sau khi để lộ sản phẩm iPhone 4 thử nghiệm. Còn trong năm nay 3 người Trung Quốc đã đi tù bởi cố gắng đánh cắp những hình ảnh bí mật của iPad 2 trước ngày ra mắt để làm phụ kiện. Hãy chờ xem Apple sẽ xử trí những cửa hàng nhái này ra sao.