Khách sạn giữ kỷ lục Guinness thế giới với hơn 1.300 năm tuổi, bước vào bên trong là không muốn về
Khách sạn giữ kỷ lục Guinness thế giới với hơn 1.300 năm tuổi, bước vào bên trong là không muốn về
Hơn 1.000 năm, con số không hề nhỏ đối với bất kỳ công trình kiến trúc nào bởi tác động của nhiều yếu tố như thời gian, điều kiện thời tiết, sự bào mòn, tác động vật lý... Thế nên, nhưng công trình nào tồn tại được lâu, xứng đáng trở thành di tích mang dấu ấn lịch sử. Ở Nhật Bản, có một khách sạn lâu đời, trải qua biết bao mùa mưa nắng vẫn tồn tại, trở thành địa điểm mà bất kỳ du khách nào cũng muốn đặt chân đến một lần.
Đó là khách sạn cổ mang tên Nishiyama Onsen Keiunkan, tọa lạc ở tỉnh Yamanashi của Nhật Bản. Khách sạn được khánh thành vào năm 705 (sau Công nguyên).
Khách sạn Nishiyama Onsen Keiunkan, tọa lạc ở tỉnh Yamanashi của Nhật Bản, khánh thành vào năm 705 (sau Công nguyên).
Năm 2011, nơi đây đã được công nhận là khách sạn lâu đời nhất trên thế giới bởi Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới. Tính đến năm 2002, khách sạn đã được 1.317 năm tuổi, vẫn đẹp, vẫn sang, vẫn gây thương nhớ...
Khách sạn lâu đời nhất thế giới với những điểm đáng trầm trồ
Khách sạn này được thành lập từ năm 705 (sau Công nguyên), tức là 300 năm trước khi người Viking tới châu Mỹ và 225 năm trước khi vương quốc Anh chính thức được thành lập.
Mở cửa đón khách hơn 1.000 năm và trải qua nhiều biến động nhưng có một điều vô cùng đặc biệt là Nishiyama Onsen Keiunkan thuộc quyền sở hữu và điều hành bởi 52 thế hệ liên tiếp trong cùng 1 gia đình. Cụ thể, theo ghi chép, khách sạn được thành lập bởi Fujiwara Mahito, con trai của một vị hoàng đế Nhật Bản thời xưa. Từ đó đến nay, nó vẫn thuộc quyền sở hữu của 52 thế hệ con cháu của ông Fujiwara Mahito.
Khách sạn này có tổng cộng 35 phòng và là nơi đón tiếp tất cả mọi người, từ các hoàng đế đến samurai và cả chỉ huy quân đội. Đặc biệt, trong thời kỳ chiến tranh, có nhiều binh lính lui tới vì tác dụng hữu ích của nước suối đối với các cơ bị đau nhức.
Điểm dừng chân hấp dẫn
Ngày nay, dù nằm ở vị trí địa lý hẻo lánh, khách sạn này vẫn là điểm thu hút đông đảo du khách đến để trải nghiệm suối nước nóng đích thực. Từ đây, du khách có thể đi tham quan Núi Phú Sĩ và Công viên Khỉ Jigokudani. 2 địa danh du lịch cách đó lần lượt 2,5 và gần 4 giờ lái xe.
Trên thực tế, năm 2015, trang Modern Notion dẫn nguồn tin cho biết chủ khách sạn đã tiến hành đào một cái giếng sâu tới 888m để biến nó thành khu nghỉ dưỡng suối nước nóng với lượng nước được tạo ra nhiều nhất mỗi phút.
Có 4 phòng tắm ngoài trời với tầm nhìn ra khung cảnh núi non xung quanh cũng như 2 phòng tắm trong nhà dành cho những người thích sự riêng tư, kín đáo. Nguồn nước được lấy từ suối khoáng ngầm Hakuho gần đó.
Theo RocketNews24, ngoài phòng tắm nước nóng, nhiều tiện nghi bên trong khách sạn được vận hành với sự hỗ trợ của suối nước nóng, bao gồm nước uống và cả phòng xông hơi khô.
Khách sạn được hiện đại hóa một cách từ từ nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng đầy màu sắc và phong thái độc đáo qua nhiều thế hệ.
Nishiyama Onsen Keiunkan được cải tạo lần cuối vào năm 1997. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất ít thay đổi so với đặc điểm truyền thống. Bên trong các phòng, sàn nhà đều được trải chiếu tatami (loại thảm truyền thống của người Nhật) và đồ nội thất theo phong cách cổ điển.
Du khách được phục vụ kaiseki (thực đơn nhiều món). Nhà bếp của khách sạn luôn sẵn sàng phục vụ bữa ăn Miyama Kaiseki độc đáo, hải sản từ Sanga và một số loại thịt bò Koshu ngon nhất trên toàn thế giới.
Du khách được phát áo choàng truyền thống để mặc và phải cởi giày để ở ngoài khi bước vào khách sạn. Và chắc chắn một điều là... không có wifi. Vì vậy bạn có thể ngắm nhìn cảnh đẹp, trải nghiệm cảm giác hoàn toàn mới lạ, tránh xa ồn ào, náo nhiệt.
Một đêm tại khách sạn, cho 2 người bao gồm bữa tối và bữa sáng, có giá khoảng 34.720 Yên (tương đương gần 6 triệu đồng).
Nguồn: Daily Mail, Uniqhotels
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập
Meta đang gặp sự cố ngừng hoạt động lớn trên tất cả các nền tảng của mình, bao gồm Facebook, Instagram, Threads, Messenger và WhatsApp.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời