Ngày nay linh cẩu được xem là loài động vật đặc hữu của Châu Phi, nhưng trong quá khứ chúng đã từng phân bố rộng khắp và thậm chí chúng còn sinh sống ở cả Bắc Cực.
- Hình ảnh 2 cô gái chơi đùa trên biển trông rất đỗi bình thường nhưng ẩn sau đó là một bí mật gây choáng váng cho bất kỳ ai
- Dự án "thành phố tương lai" của ông lớn công nghệ Tencent: rộng 2 km vuông, không bóng ô tô, tận dụng phương tiện tự hành
- Đây là lý do duy nhất giúp những đường ống dẫn dầu nhạt nhẽo không ai thèm để ý trở nên viral trên Internet
Linh cẩu là một trong những loài thú ăn thịt mang tính biểu tượng ở Châu Phi ngày nay. Chúng có vẻ ngoài khá xấu xí và luôn mang một ý nghĩa không tốt hay giống như những nhân vật phản diện trong phim, nhưng trên thực tế ở môi trường tự nhiên chúng là loài động vật hoàn toàn có thể cạnh tranh được với sư tử.
Trong thời kỳ tiền sử, gia đình linh cẩu phát triển thịnh vượng hơn nhiều so với ngày nay. Chúng từng phân bố rộng khắp lục địa Á Âu và thậm chí vào Bắc Mỹ thông qua Cầu Bering Land - một cầu đất khoảng rộng khoảng 1600 km ở đoạn lớn nhất của nó, mà ngày nay là Alaska và phía đông Xibia tại các thời điểm khác nhau trong các kỷ băng hà Pleistocene.
Bắc Mỹ thời tiền sử được xem là thiên đường của những loài thú khổng lồ, đặc biệt là trong Kỷ băng hà với những loài động vật tiêu biểu như voi ma mút, bò rừng Bison sừng dài, lạc đà cao, gấu mặt ngắn và hổ răng kiếm. Mặc dù những động vật này đã tuyệt chủng, nhưng chúng vẫn để lại những hóa thạch ở Hoa Kỳ và Canada, bởi vậy ngày nay chúng ta vẫn biết tới chúng.
Bắc Mỹ thời tiền sử được xem là thế giới của những loài động vật khổng lồ.
Yukon nằm ở phía tây bắc của Canada, giáp Alaska, Hoa Kỳ, đây là một khu vực hoang vắng và lạnh lẽo. Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một số lượng lớn hóa thạch cổ sinh vật học ở Yukon, bao gồm hai hóa thạch răng cực kỳ đặc biệt được thu thập trên bờ sông Old Crow vào những năm 1970. Vì có thu thập được quá ít mẫu hóa thạch tương tự nên hai mẫu răng đặc biệt này không mấy được chú ý vào thời điểm đó, nhưng chúng vẫn được giữ trong Bảo tàng Hoàng gia Ontario.
Vị trí của sông sông Old Crow, nơi phát hiện hóa thạch.
Mẫu hóa thạch răng được tìm thấy bên bờ sông sông Old Crow.
Nhà cổ sinh vật học người Trung Quốc Jack Tseng thuộc Đại học Bang New York tại Buffalo, trong cuộc nói chuyện với một người bạn đã vô tình biết đến sự tồn tại của hai mẫu hóa thạch răng đặc biệt này và sau đó anh đã tới Canada để nhìn trực tiếp hai mẫu hóa thạch đó.
Ngay khi mở hộp mẫu vật hóa thạch, nhà cổ sinh vật học người Trung Quốc đã nghĩ ngay rằng đây nhất định sẽ là một khám phá lớn của nhân loại. Jack Tseng cho biết: "Các răng hàm và tiền thân răng nghiến thể hiện những đặc điểm rất rõ ràng. Trong 5 phút đầu tiên, tôi xác định rằng đây chắc chắn là một loài linh cẩu hoàn toàn mới - Chasmaporthetes".
Ngay sau đó, Jack Tseng đã tập hợp nhóm nghiên cứu của mình để phân tích hai hóa thạch răng này. Vào tháng 6/2019, các tài liệu nghiên cứu quan trọng về loài linh cẩu mới này bắt đầu được công bố trên tạp chí khoa học Open Quaternary và chứng minh rằng gia đình linh cẩu từng sống ở những vùng cực lạnh.
nhà cổ sinh vật học người Trung Quốc Jack Tseng thuộc Đại học Bang New York tại Buffalo.
Hóa thạch răng được tìm thấy ở khu vực Yukon thuộc về loài linh cẩu báo -Chasmaporthetes, chúng là thành viên trong họ linh cẩu, nhưng trên thực tế, đây không phải là một loài mới vì linh cẩu báo đã từng được đặt tên vào đầu năm 1921.
Hóa thạch của linh cẩu báo từng được phát hiện trước đó.
Ngoại hình của linh cẩu báo khá giống với loài linh cẩu hiện đại nhưng chúng cũng có rất nhiều đặc điểm khác biệt so với nhau.
Khi so sánh với loài linh cẩu đốm có thân hình mập mạp và chân trước dài hơn đáng kể so với chân sau thì linh cẩu báo có thân hình và chân tay thon thả hơn, tương tự như một con báo, vì vậy nó được đặt tên là linh cẩu báo. Cấu trúc cơ thể cho thấy linh cẩu báo có khả năng chạy rất tốt và nó cũng là thành viên chạy nhanh nhất trong toàn bộ gia đình linh cẩu.
Ngoài chân tay thon thả, răng hàm của linh cẩu báo cũng rất độc đáo. Chúng ta biết rằng nghiền xương là kỹ năng độc đáo của linh cẩu. Khả năng nhai mạnh và răng hàm vô cùng khỏe cũng mang lại cho linh cẩu biệt danh "Bonebreaker".
Không giống như linh cẩu ngày nay, răng hàm của linh cẩu báo mảnh mai và sắc bén hơn, bởi vậy bộ hàm của chúng không thích hợp để nghiền xương. Thay vào đó, chúng thích hợp hơn để cắt thịt, vì vậy linh cẩu báo có xu hướng săn mồi tích cực hơn là tìm kiếm xác động vật nhưng những loài linh cẩu hiện đại.
Các nhà cổ sinh vật học tin rằng linh cẩu báo giống như những con báo cheetah ngày nay, chúng sống tại các vùng đồng bằng rộng lớn, săn đuổi bằng tốc độ và giết chết những con mồi lớn.
Thông qua phân tích niên đại carbon có thể biết được rằng linh cẩu báo sống trong thời kỳ Pliocene đến Pleistocene từ 4,9 triệu năm trước đến 780.000 năm trước. Chúng đã được phát hành rộng rãi ở lục địa Á ÂU, Châu Phi và Bắc Mỹ, và là một trong những loài có con đường tiến hóa và thích nghi thành công nhất.
Tuổi hóa thạch của răng linh cẩu báo trong nghiên cứu này là khoảng 1,4 triệu đến 850.000 năm trước, điều này cũng tạo ra một kỷ lục mới về các hoạt động của gia đình linh cẩu ở vĩ độ lạnh và cao.
Linh cẩu báo có nguồn gốc từ lục địa Á-Âu, và đã đi về phía đông dọc theo cầu Bering Land vào Bắc Mỹ, rồi đến phía nam đến khu vực Mexico ngày nay, vì vậy nó đã trở thành linh cẩu duy nhất vào Bắc Mỹ.
Mặc dù các nhà cổ sinh vật học trước đây đã phát hiện ra hóa thạch của linh cẩu báo ở Texas và Mexico, nằm ở phía Nam Bắc Mỹ và biết rằng tổ tiên của chúng đến từ châu Á, nhưng chúng ta vẫn không biết linh cẩu báo có thể chịu lạnh đến mức nào.
Việc phát hiện ra hóa thạch của linh cẩu báo tại Canada đã chứng minh rằng loài này có thể thích nghi hoàn toàn với môi trường vùng cực lạnh. Chúng có thể đuổi theo và giết chết những kẻ lớn như nai sừng tấm, bò rừng và thậm chí cả voi ma mút.
Nhà nghiên cứu Jack Tseng thậm chí tin rằng linh cẩu báo sống ở vùng cực sẽ có màu lông vào mùa xuân và mùa hè tương tự như những con cáo Bắc Cực ngày nay, và chúng sẽ có bộ lông dài màu trắng khi mùa đông đến.
"Hóa thạch răng đặc biệt này đại diện cho một trong những ghi chép cuối cùng của loài này. Chúng tôi ước tính loài Chasmaporthetes ở Bắc Mỹ đã chết từ 500.000 – 1 triệu năm trước", tác giả nghiên cứu Tseng cho biết.
"Có một số loài linh cẩu thời kỳ băng hà khác ở châu Âu, châu Phi và châu Á, nhưng các loài khác không bao giờ đủ dũng cảm đi qua Bắc Cực vào Bắc Mỹ.
Ngày nay, Bắc Cực là một hệ sinh thái rất mong manh và chúng ta có tương đối ít động vật có vú lớn. Phát hiện về hóa thạch có niên đại 1 triệu năm tuổi này giúp chúng ta vẽ nên bức tranh về cách các cộng đồng động vật có vú ở Bắc Cực và Bắc Mỹ đã thay đổi đáng kể trong một khoảng thời gian rất ngắn".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android