Khám phá tảng băng trôi đã đánh chìm tàu ​​Titanic

    Đức Khương, phunuvietnam.vn 

    Tàu Titanic là một trong những con tàu nổi tiếng nhất thế giới. Ai cũng biết rằng nó bị chìm do va phải băng trôi thế nhưng sự thật về tảng băng này thì không phải ai cũng biết.

    Khoảng 111 năm trước, một con tàu khổng lồ đã bị chìm ở Bắc Đại Tây Dương sau khi va chạm với một tảng băng trôi. Câu chuyện về con tàu bị hủy diệt và tảng băng trôi dẫn đến sự hủy diệt của nó đã được kể lại vô số lần.

    Vào ngày 14 tháng 4 năm 1912, tàu RMS Titanic, trong chuyến hành trình đầu tiên băng qua Bắc Đại Tây Dương, đã va phải một tảng băng trôi. Chỉ trong hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ, con tàu đã nằm dưới đáy Đại Tây Dương. Con tàu chìm đã mang theo hơn 1.500 trong số 2.200 hành khách trên tàu.

    Khám phá tảng băng trôi đã đánh chìm tàu Titanic: Nó ở đâu và lớn như thế nào? - Ảnh 1.

    Vào ngày 14 tháng 4 năm 1912, tàu RMS Titanic, trong chuyến hành trình đầu tiên băng qua Bắc Đại Tây Dương, đã va phải một tảng băng trôi và bị chìm.

    Con tàu chở khách xấu số của Anh, RMS Titanic, dự kiến đến Cầu tàu 59 ở New York vào ngày 17 tháng 4, đã rời London vào thứ tư, ngày 10 tháng 4.

    Đáng tiếc thay, nó đã không bao giờ đến được đích như dự định. Cuộc hành trình không may qua vùng nước đóng băng của Đại Tây Dương đã kết thúc đột ngột.

    Tàu Titanic chìm cách New York gần 1.000 dặm. Con tàu lớn nhất vào thời điểm đó đang di chuyển với tốc độ khoảng 22 hải lý mỗi giờ thì va phải một tảng băng trôi ở Bắc Đại Tây Dương. Con tàu lao xuống biển băng lạnh giá bắt đầu vào khoảng 11giờ 40 phút tối ngày 14 tháng 4 năm 1912.

    Khám phá tảng băng trôi đã đánh chìm tàu Titanic: Nó ở đâu và lớn như thế nào? - Ảnh 2.

    Ngoài vụ hỏa hoạn ở một trong những hầm chứa than của con tàu, chuyến đi từ London đến Hoa Kỳ trên tàu Titanic ban đầu không hề có chuyện lớn gì xảy ra. Con tàu di chuyển với tốc độ trung bình 21 hải lý một giờ trong phần lớn hành trình. Thời tiết cũng khá thuận lợi. Tuy nhiên, con tàu đã vượt qua một đợt thời tiết lạnh giá với gió mạnh vào sáng ngày 14 tháng 4. Đến tối ngày hôm đó, biển lặng và thời tiết se lạnh.

    Các tàu khác trong vùng lân cận đã cảnh báo Titanic về băng trôi trong khu vực. Tuy nhiên, đây không phải là mối quan tâm lớn vì các tảng băng trôi hiếm khi gây ra thiệt hại lớn cho các con tàu cỡ Titanic. Các cuộc va chạm gần với băng trên thực tế diễn ra phổ biến và các vụ va chạm trực tiếp hiếm khi gây tử vong. Vì điều này, con tàu tiếp tục đi hết tốc lực.

    Vào khoảng 11 giờ 40 phút tối, Frederick Fleet, một trong những người quan sát trên tàu, phát hiện một tảng băng trôi nổi lên từ sương mù ngay phía trước và ngay lập tức phát ra âm thanh báo động. Thuyền trưởng của con tàu đã chỉ đạo đảo ngược động cơ và chuyển hướng nhanh chóng. Mặc dù tàu Titanic có thể tránh va chạm trực diện với tảng băng trôi, tuy nhiên nó lại lướt dọc theo sườn của tảng băng trong khoảng bảy giây, làm phân tán các khối băng khắp boong phía trước của con tàu.

    Vì con tàu có thể tránh va chạm trực diện nên phi hành đoàn đã cảm thấy yên tâm vì điều đó. Nhưng họ không hề hay biết, những gì họ nhìn thấy chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Lớp băng có một mũi nhọn dưới nước đã cắt một vết rạch dài 300 foot (91,5 m) trên thân tàu bên dưới mực nước. Vào thời điểm thuyền trưởng của con tàu đi quan sát khu vực bị hư hại, năm trong số các khoang đã bắt đầu ngập trong nước biển.

    Khám phá tảng băng trôi đã đánh chìm tàu Titanic: Nó ở đâu và lớn như thế nào? - Ảnh 3.

    Tảng băng chìm đã va vào mạn phải của con tàu. Điều này tạo ra một loạt các lỗ trên khung của con tàu bên dưới mực nước. Thân tàu đã bị móp nhiều đến mức các đường nối bắt đầu xô lệch và tách rời. Điều này khiến nước có thể tràn vào tàu.

    Titanic lẽ ra có thể nổi nếu chỉ một hoặc hai khoang bị hở. Nhưng vì quá nhiều trong số chúng bị xé toạc đồng thời nên toàn bộ phần phía trước của thân tàu đã bị phá hủy. Điều này dẫn đến việc con tàu bị chìm.

    2 giờ 20 phút sáng 15/4, tàu Titanic chìm dưới đáy biển. Khoảng hai giờ sau khi Titanic chìm, tàu RMS Carpathia của Cunard Line đã đến hiện trường để giải cứu khoảng 700 hành khách sống sót.

    Khám phá tảng băng trôi đã đánh chìm tàu Titanic: Nó ở đâu và lớn như thế nào? - Ảnh 4.

    Có nhiều ước tính khác nhau về kích thước thực của tảng băng trôi đã đánh chìm tàu Titanic. Trên đường đến giải cứu vào ngày hôm sau, Carpathia báo cáo đang đi ngang qua một tảng băng trôi cao tới 200 feet. Mật độ của băng so với nước chỉ ra rằng chỉ có 10 đến 13 phần trăm của tảng băng trôi nằm ở trên mặt nước.

    Các nhà khoa học tin rằng tảng băng được đề cập đã vỡ ra từ một tảng băng lớn hơn xung quanh Qassimiut trên bờ biển phía tây nam của Greenland.

    Ban đầu nó lớn tới một dặm, nhưng sau khi trôi dạt qua vịnh hẹp từ 12 đến 36 tháng, nó đã mất đi một nửa kích thước ban đầu. Dựa trên quỹ đạo của nó, tảng băng cuối cùng sẽ tan chảy khi nó đến vùng nước ấm của Dòng chảy Vịnh khoảng hai tuần sau khi đâm vào tàu Titanic.

    Khám phá tảng băng trôi đã đánh chìm tàu Titanic: Nó ở đâu và lớn như thế nào? - Ảnh 5.

    Titanic đang ở chặng cuối cùng của hành trình đến New York thì vụ va chạm với tảng băng trôi xảy ra. Điểm dừng cuối cùng là Queenstown, nơi con tàu đi đến Fastnet Rock, sau đó đến một điểm trên Bắc Đại Tây Dương được gọi là "góc" đông nam Newfoundland.

    Con tàu chỉ mới đi được vài giờ qua khúc cua đến Nantucket Shoals Light thì va chạm với một tảng băng trôi. Nó cách Ambrose Light khoảng 193 hải lý khi bị chìm.

    Phần Đại Tây Dương nơi tàu Titanic đâm phải tảng băng trôi thường được gọi là "hẻm băng trôi". Biệt danh này liên quan đến một số lượng lớn các tảng băng di chuyển về phía nam qua eo biển phía đông của Grand Banks ngoài khơi bờ biển phía đông của Newfoundland.

    Tảng băng trôi tấn công tàu không phải là hiếm. Chúng có nhiều kích cỡ khác nhau và gây ra mức độ thiệt hại khác nhau (đôi khi không gây ra thiệt hại nào).

    Tảng băng trôi làm chìm tàu Titanic đã trôi nổi trên biển trong ba năm và có lẽ chỉ còn tồn tại được vài tuần sau khi gặp tàu Titanic. Thật không may, nó lại nằm trên đường đi của chiếc tàu chở khách lớn nhất vào thời điểm đó và đánh chìm nó. Tảng băng trôi không tên này đã đi vào lịch sử với tư cách là tảng băng trôi nổi tiếng nhất mọi thời đại.

    Nguồn: Earthlymission; Nature; NASA

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ