Ny-Ålesund nằm trên quần đảo Svalbard của Na Uy. Để giữ gìn môi trường tự nhiên, chính quyền đã cấm người dân đến khu vực này, chỉ có những nhà khoa học và nhân viên trạm nghiên cứu mới được quyền ra vào.
Ở Bắc Băng Dương, khoảng giữa Na Uy và Bắc Cực, là thị trấn Ny-Ålesund, nơi được xem là vùng đất gần cực Bắc nhất có người sinh sống. Trước đây nơi này từng là một thị trấn chuyên về khai thác mỏ, nhưng giờ đây nó là trạm nghiên cứu Bắc Cực lớn nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu sống ở đây để để thực hiện các cuộc nghiên cứu về môi trường Trái Đất.
Ny-Ålesund nằm trên quần đảo Svalbard của Na Uy. Để giữ gìn môi trường tự nhiên, chính quyền đã cấm người dân đến khu vực này, chỉ có những nhà khoa học và nhân viên trạm nghiên cứu mới được quyền ra vào. Nhưng phóng viên ảnh Anna Filipova đã được cấp phép để đến trạm nghiên cứu xa xôi này.
Một góc của Trạm Nghiên cứu Bắc Cực tại Ny-Ålesund.
“Tôi rất ngạc nhiên và bối rối khi biết rằng mình phải vượt qua một khóa học an toàn súng để có thể đi đến nơi này phòng khi đối mặt với gấu Bắc cực”, Filipova cho biết. Gấc Bắc Cực sống và sinh sản ở Svalbard, vào mùa hè, gấu thường đến gần và thậm chí là đi vào khu nghiên cứu.
Nhưng mặc cho môi trường khắc nghiệt và nguy cơ từ gấu Bắc Cực, Filipova đã trở về an toàn từ Ny-Ålesund với những bức ảnh đẹp tuyệt vời của mình. Đây là những bức ảnh thuộc series “Research at the End of the World”. Mời bạn đọc xem qua một số tấm ảnh trong series cực kỳ độc đáo này.
Đây không phải lần đầu Filipova đến vùng đất xa xôi này để chụp ảnh, cô từng làm việc trong nhiều dự án tại nơi này, nhưng Ny-Ålesund là nơi gần Cực Bắc nhất và cũng là nơi hoang dã nhất mà cô từng đến. “Bắc Cực là một trong những nơi hấp dẫn nhất Trái Đất, những cũng là một trong trong những nơi nguy hiểm nhất”, Filipova nói. “Bắc Cực liên tục di chuyển, thay đổi, tan chảy, tái tạo, xuất hiện và biến mất”.
Một cột neo khí cầu ở Ny-Ålesund, được chụp vào một trong những ngày cuối cùng có ánh sáng mặt trời tại đây.
Đây là lý do tại sao mà nơi này lại là vị trí đắc địa cho các nhà khoa học quan sát và nghiên cứu về sự nóng lên toàn cầu. Dù cho thị trấn cách xa nền văn minh nhân loại, nhưng nó vẫn bị đe dọa bởi sự ô nhiễm không khí được đưa vào thông qua hoàn lưu khí quyển từ Châu Âu và Bắc Mỹ.
“Từ cái ngày mà tôi đến, tôi lập tức bị cuốn hút”, Filipova cho biết. “Tất cả mọi thứ ở nơi này đều được thiết kế để xác định, đánh giá và theo dõi những thay đổi môi trường”.
Các cột radar ở Ny-Ålesund.
Khi tôi ở đáo, nhiệt độ giao động từ -10 đến -58 độ C. “Thời tiết thay đổi, xóa đi, tái tạo hoặc che giấu hẳn vùng đất”.
Các nhà khoa học từ trạm Ấn Độ đang đi đến phòng thí nghiệm.
Bạn cần có một “tinh thần kiên cường” để chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của nơi này. “Những người chọn đến đây đều khắc hẳn với các nhà khoa học đang trong các phòng thí nghiệm ấm cúng”, cô nói. Những nhà nghiên cứu tại đây đến từ khắp nơi trên thế giới để làm việc, điều này cần có lòng can đảm cùng cực và sự cống hiến cao cả. Một số phải dùng xe trượt tuyết để lấy mẫu nước đá và tuyết từ các dòng sông băng, trong khi những người khác phải làm việc trong sự cô lập hoàn toàn.
Một kỹ sư của trạm nghiên cứu Pháp-Đức đang đo dữ liệu khí hậu.
Các nhà nghiên cứu cũng phải làm quen với các mùa ở Bắc Cực: một số thời điểm trong năm, Mặt Trời không bao giờ lặn, và trong gần hết mùa đông, Mặt Trời không bao giờ mọc. Màn đêm bao phủ nhiều tháng trời cuối mùa. Một nghiên cứu sinh người Ý mà Filipova gặp mặt thường phải đi về nơi ở cách đó nhiều cây số một mình trong đêm tối giá lạnh đầy băng tuyết của vùng đất hoang dã này chỉ để thay đổi bộ lọc cho thiết bị nghiên cứu của mình. “Cô ấy có tầm nhìn chỉ hai hay ba mét”, Filipova nói, “và cô mang theo khẩu súng trường phòng trường hợp gặp gấu”.
Trong ảnh: Một nhà khoa học của Viện nghiên cứu Không khí đang làm việc trong cabin nhỏ khi bóng đêm bao trùm mùa đông.
Filipova hy vọng rằng những hình ảnh của mình sẽ truyền đạt cho mọi người biết sự mỏng manh của Bắc Cực. Ví dụ, Blomstrandhalvøya từng được cho là một bán đảo trong những năm 1980, nhưng chỉ trong chưa đến một thập kỷ, nó đã trở thành một hòn đảo do dòng sông băng Blomstadbreen ngày càng thu hẹp lại.
Một nhà khoa học đang thu nhận dữ liệu từ trạm nghiên cứu Bắc Cực.
“Ny-Ålesund là một nơi mà những hậu quả của biến đổi khí hậu có thể được nhìn thấy rõ ràng qua quang cảnh xung quanh”, cô cho biết. Đây là lý do mà trạm nghiên cứu này đã được khá nhiều chính khách quan trọng đến thăm để tìm hiểu về ảnh hưởng của khí hậu.
Dòng sông băng Kronebreen, một trong những sông băng lớn nhất Svalbard. Dòng chảy của nó có tốc độ trung bình 2 m/ngày.
Tham khảo: TechInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android