7 'ma cà rồng' khát máu nhất trong thế giới tự nhiên

    PV,  

    (Genk.vn) - Loài người đang chung sống với nhiều loài động vật hút máu đáng sợ trong thế giới tự nhiên, như chim ma cà rồng, cá mút đá, rệp giường ngủ.

    Dơi ma cà rồng

    Dơi ma cà rồng là loài động vật hút máu nổi tiếng nhất thế giới. Đây cũng là loài động vật có vú duy nhất sống dựa hoàn toàn vào máu của loài khác. Chúng ăn đêm, ngủ ngày trong những hang động lớn. Mỗi hang dơi ma cà rồng đều là nơi sinh sống của hàng trăm cá thể trở lên.

     Dơi ma cà rồng. 

    Dơi ma cà rồng. 

    Dơi ma cà rồng hút máu các loài động vật có vú, chủ yếu là là các loài vật nuôi. Chúng thường tiếp cận con mồi khi nó đang ngủ. Một nghiên cứu cho thấy, dơi ma cà rồng có cảm biến tĩnh mạch, giúp chúng cắn chính xác vào mạnh máu con mồi.

    Con người không phải là con mồi ưa thích của ma cà rồng nhưng trong một số trường hợp, chúng vẫn tấn công con người. Nếu một con dơi ma cà rồng quá đói, chúng có thể “xin ăn” của đồng loại. Con no sẽ nhả máu ra để cho con đói ăn. Đây là một trong những hành động thể hiện tình đoàn kết rất hiếm gặp trong thế giới động vật.

    Muỗi

    Muỗi là loài côn trùng hút máu phổ biến nhất thế giới. Chúng là nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hai cánh, thân mỏng, chân dài. Muỗi có khả năng di chuyển với vận tốc 1,5 – 2,5 km/h. Chúng tồn tại trên trái đất từ 170 triệu năm trước, rất lâu trước khi loài người xuất hiện.

     Muỗi tồn tại trên trái đất từ 170 triệu năm trước. 

    Muỗi tồn tại trên trái đất từ 170 triệu năm trước. 

    Theo một số nghiên cứu, máu không phải thực phẩm duy trì sự sống của muỗi. Chúng sử dụng máu để cung cấp protein, giúp tạo trứng trong chu kỳ sinh sản. Thức ăn bình thường của loài côn trùng này là nhựa cây và hoa quả, song chúng không cung cấp đủ protein để muỗi cái sinh sản.

    Sở hữu một chiếc vòi đặc biệt, muỗi có khả năng xuyên thủng da người hoặc động vật để hút máu. Dù lượng máu muỗi cái lấy ra rất ít nhưng một số loài muỗi có thể truyền virus gây sốt rét hoặc sốt xuất huyết, đe dọa trực tiếp tính mạng của con người.

    Chim ma cà rồng

    Chim ma cà rồng là loài chim nhỏ có nguồn gốc ở quần đảo Galápagos, trên biển Thái Bình Dương. Chúng không sống hoàn toàn dựa vào máu của các loài động vật khác. Ngoài máu động vật, thực đơn của chúng bao gồm hạt quả, mật hoa hoặc đánh cắp trứng của các loài lông vũ. Khi “khát máu”, chim ma cà rồng sẽ bám vào vật chủ, mổ rách lớp da trước khi dùng lưỡi để uống máu của nạn nhân.

     Chim ma cà rồng hút máu các loài khác. 

    Chim ma cà rồng hút máu các loài khác. 

    Con người có thể phân biệt giới tính của chim ma cà rồng dựa vào màu sắc của chúng. Lông con đực chủ yếu mang màu đen trong khi lông con mái màu xám với những vệt nâu. Đây là loài chim có mỏ lớn và cứng. Tuy hút máu của các loài động vật khác nhưng chim ma cà rồng có giọng hót rất du dương. Chúng đang bên bờ vực tuyệt chủng vì môi trường sống của chúng quá hẹp.

    Đỉa

    Là loài động vật hút máu bạo gan và sống dai bậc nhất trong thế giới động vật, đỉa luôn bám chặt vào vật chủ và chỉ chịu nhả ra khi hút đủ máu. Miệng đỉa có giác hút để chúng đâm xuyên qua da con mồi và hút máu. Trong khi “đánh chén”, đỉa tiết ra chất chống đông máu giúp vết thương chảy máu liên tục tới khi chúng no căng.

     

    Do khả năng tiết ra chất chống đông máu, đỉa được một số bệnh viện sử dụng để chữa trị cho các bệnh nhân mắc chứng đông máu. Trong y học phương Đông, người ta dùng đỉa để làm thuốc hoặc hút các ổ máu tụ, vết bần hoặc áp xe mà không cần mổ. Dù đỉa là loài vật sống dai nhưng con người có nhiều cách để tiêu diệt chúng như cắt dọc thân, đưa chúng vào môi trường cồn, muối, axit, bazơ cao hoặt nhiệt độ cao.

    Bọ ám sát

    Bọ ám sát là thuật ngữ mà giới khoa học dùng để chỉ đại gia đình các loài côn trùng ăn thịt hung dữ. Một trong số chúng là loài bọ Rhodnius prolixus ở Nam Mỹ. Máu là nguồn thức ăn duy nhất của loài Rhodnius prolixus. Chúng có thể tấn công mọi con mồi, bao gồm cả con người. Loài bọ này cũng là vật trung gian lây truyền Trypanosoma cruzi - loại ký sinh trùng nhiệt đới có thể phá hủy hệ tim mạch hoặc làm rối loạn hệ tiêu hóa.

     

    Bọ sát thủ tiết ra loại chất gây tê khiến nạn nhân không biết rằng chúng đang tấn công. Thậm chí loài bọ này có thể hút máu trên mặt người mà nạn nhân không hề hay biết. Nó thường chọn những vị trí gần môi và mắt khi tấn công. Vì thế chúng còn có tên là “bọ hôn”.

    Cá mút đá

    Cá mút đá sống hoàn toàn bằng cách hút máu từ các loài cá khác. Cái miệng tròn cùng hàm răng lởm chởm mọc xung quanh giúp loài cá này bám chắc vào đá hay cơ thể con mồi. Khi miệng đã dính chặt vào nạn nhân, phần lưỡi sắc nhọn của cá mút đã sẽ chọc qua lớp vảy để hút máu. Nạn nhân của cá mút đá thường chết trong một khoảng thời gian ngắn sau đó.

     

    Ban đầu, cá mút đá chỉ sống ở Đại Tây Dương. Tuy nhiên, vào thế kỉ 19, loài cá này đã lọt vào vùng hồ Great Lakes, Mỹ sau khi người ta đào kênh Erie. Nhờ khả năng thích nghi hoàn hảo, chúng nhanh chóng thích nghi với môi trường nước ngọt và phát triển mạnh mẽ. Chúng là lí do khiến số lượng cá ở vùng Hồ Lớn suy giảm mạnh.

    Rệp giường ngủ

    Rệp là một trong những loài côn trùng đáng sợ nhất với con người và các loại vật nuôi. Chúng là những kẻ hút máu trong im lặng, giống hệt những con ma cà rồng trong các truyền thuyết. Chỉ xuất hiện vào ban đêm, rệp không cho nạn nhân bất kỳ cơ hội nào để chống trả lại các cuộc tấn công của chúng.

     

    Không chỉ hút máu, vết cắn của rệp khiến nạn nhân ngứa ngáy, phát ban và căng thẳng. Chúng thường ẩn nấp trong các tấm đệm, chăn hoặc dưới khe gỗ nên tận diệt chúng là việc cực khó. Thậm chí việc sử dụng các loại hóa chất để chống lại loài rệp cũng không mang lại hiệu quả hoàn hảo. Chúng là cơn ác mộng trong các phòng ngủ trên toàn thế giới.

    Theo Zing

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ