Cuộc đời sẽ buồn chán biết bao nếu như bạn chẳng thế tới thăm sở thú chỉ vì dị ứng.
Vào năm 2014, một bộ ba bác sĩ đã viết một bức thư tới biên tập của Allergologia et Immunopathologia với đầy vẻ lo âu, một ấn bản khoa học tiếng Tây Ban Nha về chứng dị ứng. Họ muốn cảnh báo cộng đồng khoa học về một nguy cơ tiềm tàng: dị ứng sư tử.
Mọi chuyện bắt đầu khi một cậu bé 8 tuổi phải tới khoa cấp cứu của họ tại Warsaw, Ba Lan.
“Cậu bé tới cùng ba mẹ mình, thẳng từ một buổi xiếc thú,” các bác sĩ viết. “Khoảng 30 tới 45 phút sau khi bắt đầu buổi diễn, cậu ta bắt đầu kêu ca vì ngứa ngáy và một cảm giác như thiêu đốt trong đôi mắt, tiếp sau đó là sổ mũi. Những triệu chứng trên xảy ra chỉ khi con thú đầu tiên xuất hiện trên sân khấu vài phút.”
Các vị bác sĩ suy đoán rằng đứa trẻ này – có xét nghiệm dương tính với dị ứng mèo nhà – cũng dị ứng với lũ mèo trong đoàn xiếc. “Những triệu chứng bất ngờ tăng lên khi màn điều khiển sư tử bắt đầu,” họ viết.
Họ cực kỳ lo ngại rằng những cảnh bảo mà bác sĩ đưa ra về dị ứng với mèo nhà vẫn chưa hề được xét rộng ra tới sư tử. “Lời khuyên về việc tránh các tác nhân dị ứng (mèo nhà) chưa bao giờ bao gồm hạn chế tiếp xúc với những con mèo lớn ở những nơi như sở thú, công viên hoang dã hay rạp xiếc.” Có lẽ giờ họ sẽ cần phải thêm vào ngay lập tức.
Nếu bạn bị dị ứng với mèo nhà, có lẽ bạn cũng sẽ dị ứng với sư tử và hổ
Nếu bạn bị nhốt trong một căn phòng với những con thú ăn thịt như thế này, hắt hơi có lẽ là thứ cuối cùng mà bạn phải lo ngại.
Đương nhiên, đây vẫn là thứ đáng phải thắc mắc: Vì sao một người bị dị ứng với mèo nhà lại có thể dị ứng với sư tử?
Bởi tất cả đám họ mèo đều rụng vảy da đầu – chính là tế bào da chết bị bong tróc.
Với mèo nhà, thường chỉ có một loại protein trong vảy da đầu đó, gọi là “Fel d 1”, thứ gây ra dị ứng và chảy nước mắt. Fel d 1 tiết ra trong nước bọt và da của mèo. Khi một con mèo tắm táp, những tế bào chứa Fel d 1 sẽ bay vào không khí và kích thích những ai nhạy cảm với chúng.
Và ít nhất một nghiên cứu đã được công bố đã gợi ý rằng vảy da đầu của lũ mèo lớn cũng chứa Fel d 1, hay một protein đủ tương đồng để gây ra những phản ứng của dị ứng. (Cho dù, sự thực là cũng chẳng có nhiều nghiên cứu về điều này.)
Một nghiên cứu năm 1990, công bố trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng, đã thí nghiệm vảy da đầu của tám loài thuộc họ mèo: mèo rừng ocelot, báo sư tử, mèo đồng cỏ châu phi, hổ Siberia, sư tử, báo đốm, báo tuyết, và linh miêu sa mạc.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã cho 11 người bị dị ứng tiếp xúc với vảy da đầu của lũ mèo này. (Họ còn thêm vào năm người dị ứng với rận, năm người không bị bất kì dị ứng nào, và bốn nhân viên sở thú để điều khiên lũ mèo lớn trong nghiên cứu.)
Và kết quả là: Về cơ bản, những người bị dị ứng mèo nhà cũng biểu hiện những phản ứng dị ứng với vảy da đầu của đám mèo lớn, nhưng những phản ứng sẽ không mạnh mẽ như với mèo nhà. (Những người tham gia biểu hiện phản ứng yếu nhất với linh miêu sa mạc, trong trường hợp bạn lo ngại về những chuyến thăm sở thú sau này.)
Nghiên cứu này cũng thấy rằng những cơn dị ứng nhẹ với lũ mèo lớn thường sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân. Chỉ trừ trường hợp, với “bệnh nhân thứ hai, người quyết định sẽ chẳng bao giờ xem xiếc thú hay tới sở thú nữa.”
Theo VOX.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"