Bức ảnh nổi bật nhất tuần qua - Cuộc chiến cam go giữa 2 con cự đà đực

    Mộc, newscientist 

    (GenK.vn) - Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Gergely Biro chụp lại được khoảnh khắc quyết đấu giữa 2 con cự đà đã mang đến cho người xem cảm giác thú vị.

     

     

    Từ bộ phim Beowulf đến The Hobbit và Game of Thrones, tất cả chúng ta đều yêu thích những câu chuyện li kì về loài rồng. Có lẽ đó là lý do vì sao bức ảnh về cuộc quyết đấu giữa 2 con cự đà đực lại có một ma thuật đặc biết. Dĩ nhiên, chúng không có cánh, cũng không thở ra lửa như những gì chúng ta vẫn nghĩ về loài rồng. Sau khi nhìn bức ảnh một vài phút, tôi đã tìm ra lý do tại sao nó mang lại cho tôi cảm giác kì thú. Con cự đà thấp hơn có khuôn mặt đậm chất tiền sử, nhưng nó lại có một cái nhìn đầy khôn ngoan và láu cá.

    Mặc dù không được gọi là siêu nhiên, con cự đà xanh là loài động vật khá điềm tĩnh. Chúng được tìm thấy ở Nam và Trung Mỹ, những con “thằn lằn” có hình lá này có hàm răng siêu sắc có thể dễ dàng cắn đứt da thịt con người. Chúng có một con mắt thứ ba trên đỉnh đầu gọi là mắt đỉnh, trong đó có một võng mạc cấu tạo đơn giản. Con mắt đó được cự đà dùng để săn mồi trên không. Trong mùa sinh sản, con đực thường phát triển những màu sắc ấn tượng như chúng ta nhìn thấy trong bức ảnh này.

    Gergely Biro- nhiếp ảnh gia người Hungary đã chụp được bức ảnh một cách ngẫu nhiên. Khi đang lênh đênh trên một chiếc xuồng ở Costa Rica, ông đã nhìn thấy cuộc chiến giữa 2 con cự đà và nhanh chóng chụp lại được cảnh tưởng đó. Ông Biro cho biết : “Chúng dài khoảng 2m, vì vậy chúng là những con quái vật khá lớn. Tuy nhiên, tôi lại không cảm thấy mình đang ở trong bất kì mối nguy hiểm nào, vì các con cự đà chỉ quan tâm đến đánh nhau. Tôi lo lắng chiếc thuyền bị lật hơn, nếu nó lật tôi phải vật lôn để bảo vệ chiếc máy ảnh với những tấm hình vừa chụp được.”

    Bức ảnh đã được khen thưởng ở thể loại “Hành vi của loài động vật máu lạnh” tại triển lãm “Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã của năm”. Tấm hình này và những bức ảnh được khen ngợi khác được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London từ ngày 18 tháng 10.

    Tham khảo: Newscientist

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ