Mới đây, các nhà khoa học tại công ty Sunfire của Đức đã tạo ra một bước đột phá mới trong ngành năng lượng, khi lần đầu tiên có thể biến nước và khí CO2 thành một dạng dầu mỏ có thể sử dụng.
Các nguồn năng lượng truyền thống mà chúng ta vẫn thường sử dụng như dầu mỏ, than đá có thể sẽ cạn kiệt trong tương lai gần. Chính vì vậy mà các nhà khoa học đã nỗ lực không ngừng để tìm ra những nguồn năng lượng thay thế như năng lượng Mặt Trời, năng lượng sức gió, năng lượng thủy triều. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà việc sử dụng những nguồn năng lượng mới chưa thể phổ biến rộng rãi, bên cạnh đó sự phụ thuộc vào năng lượng truyền thống như dầu mỏ vẫn chưa thể thay đổi.
Mới đây, các nhà khoa học tại công ty Sunfire của Đức đã tạo ra một bước đột phá mới trong ngành năng lượng, khi lần đầu tiên có thể biến nước và khí CO2 thành một dạng dầu mỏ có thể sử dụng. Quá trình này được gọi là Fischer-Tropsch, trong đó biến đổi carbon monoxide và hydro thành metan (hydrocarbon - CH4) lỏng.
Ban đầu nước sẽ được chuyển thành dạng hơi để có thể tách hydrom sau đó hydro được sử dụng để làm giảm CO2 xuống CO (carbon monoxide). CO tiếp tục được kết hợp với hydro để tạo thành hydrocarbon thơm dạng đơn giản nhất, chính là metan CH4. Bằng một số phương pháp truyền thống chúng ta có thể thu được xăng và dầu diesel để sử dụng trong động cơ.
Hiệu năng thực tế của quá trình này không thực sự giống một điều kỳ diệu, vì ngay từ ban đầu các nhà khoa học phải cung cấp một nguồn điện năng lớn để biến nước thành hơi nước. Công ty cho biết hiệu suất của quá trình này là khoảng 70%, một con số khả quan so với những động cơ thông thường hiện nay.
Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải sử dụng một nguồn năng lượng khác để có thể sản xuất xăng dầu từ quá trình biến đổi CO2 và nước. Theo tính toán thì để sản xuất một thùng dầu mỗi ngày bằng phương pháp này, các nhà khoa học cần một hệ thống trị giá vài triệu USD. Mặc dù vậy tính đột phá của dự án này là nó có thể tái chế lượng CO2 đang làm ô nhiễm Trái đất.
Theo gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android