Chào đón năm 2016 với cực điểm mưa sao băng Quadrantids vào rạng sáng ngày 4/1 và 5/1

    Nova,  

    Vào thời điểm cực điểm, mưa sao băng Quadrantids có thể cho người quan sát thấy tới hơn 50 sao băng mỗi giờ - một con số không hề kèm các mưa sao băng lớn nhất như Persieds hay Geminids.

    Hiện tượng thiên văn đầu tiên mà bạn có thể quan sát trong năm 2016 này là mưa sao băng Quadrantids, với thời điểm lý tưởng nhất là rạng sáng ngày mùng 5 tháng 1. Đây là một mưa sao băng cỡ trung bình diễn ra định kì hàng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 với cực điểm vào khoảng rạng sáng mùng 4, mùng 5 tháng 1.

    Mưa sao băng Quadrentids có nguồn gốc từ những mảnh vụn của tiểu hành tinh 2003 EH1 - một tiểu hành tinh có quĩ đạo chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khoảng 5,5 năm. Hiện tượng này được đặt tên theo tên của chòm sao Quadrans Muralis. Tới năm 1922, chòm sao này đã không còn được qui ước trog bảng danh mục các chòm sao của thiên văn học hiện đại, dù vậy cái tên Quadrantids vẫn được giữ nguyên cho tới nay. Ngày nay khu vực trung tâm của mưa sao băng này thuộc về phần trên của chòm sao Bootes, lân cận khu vực chòm sao Ursa Major.

    Vào thời điểm cực điểm, mưa sao băng Quadrantids có thể cho người quan sát thấy tới hơn 50 sao băng mỗi giờ - một con số không hề kèm các mưa sao băng lớn nhất như Persieds hay Geminids. Dù vậy, nó vẫn chỉ được coi là mưa sao băng cỡ trung bình do các sao băng của Quadrantids thường không sáng như hai lần mưa sao băng vừa nêu, và cực điểm của nó xảy ra rất nhanh, ngoài thời gian cực điểm đó người quan sát thường chỉ thấy khoảng 20 sao băng mỗi giờ.

    Để quan sát hiện tượng này, rạng sáng ngày 4/1 và 5/1, khoảng từ sau 2 giờ cho tới trước khi trời sáng, hãy quan sát bầu trời phía Đông, hơi chếch về Đông Bắc và xác định vị trí chòm sao Bootes (như hình dưới), ngôi sao sáng nhất của nó sẽ giúp bạn nhận ra là sao Arcturus. Hầu hết các sao băng của Quadrantids sẽ xuất phát từ khu vực này.

    Đừng quên chú ý theo dõi thời tiết vì chỉ khi trời không mây bạn mới có cơ hội quan sát hiện tượng này. Ngoài ra hãy chọn vị trí có góc nhìn rộng, ít ô nhiễm, ít ánh đèn. Bạn không cần bất cứ dụng cụ quang học nào để quan sát, nhưng hãy nhớ lưu ý sức khỏe và an toàn cá nhân khi quan sát ngoài trời đêm.

    Theo Hội thiên văn học trẻ Việt Nam - VACA

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ