Châu Âu muốn "in" một căn cứ vũ trụ trên Mặt Trăng

    Nova,  

    Trả lời trước báo giới, ông Johann-Dietrich Wörner - giám đốc điều hành ESA - cho biết đây là nhiệm vụ vô cùng phức tạp với khối lượng công việc khổng lồ.

    Trong hội thảo mang tên "Kỷ nguyên mới của của việc khai phá Mặt Trăng", Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đã công bố kế hoạch xây dựng các căn cứ vũ trụ trên Mặt Trăng vào năm 2030 và toàn bộ khu phức hợp này sẽ được giao phó cho những chiếc máy in 3D thế hệ mới.

    Mục đích của kế hoạch này là tăng cường khà năng khai phá bề mặt của vệ tinh tự nhiên này, bên cạnh đó căn cứ này cũng sẽ trở thành một trạm dừng chân cho các tàu vũ trụ trên con đường tiến tới Sao Hỏa. Trả lời trước báo giới, ông Johann-Dietrich Wörner - giám đốc điều hành ESA - cho biết đây là nhiệm vụ vô cùng phức tạp với khối lượng công việc khổng lồ. Sau khi hoàn tất, các công trình xây dựng sẽ được liên kết với nhau tạo thành một khu phức hợp quy mô lớn. Mặc dù vậy ở thời điểm hiện tại, mọi thứ vẫn đang nằm trên giấy tờ.

    Theo những gì ESA công bố tại hội thảo lần này, các kế hoạch của họ sẽ trở nên khả thi trong vòng 15 năm tới và bên cạnh việc sử dụng những chiếc máy tin 3D thế hệ mới thì ESA cũng đã cùng với NASA nghiên cứu những mẫu robot hỗ trợ cho quá trình xây dựng căn cứ này. Bên cạnh đó, cả hai cơ quan đã bàn về việc vận chuyển máy móc và trang thiết bị lên Mặt Trăng, trước mắt phương án nhận được nhiều sự đồng tình là sử dụng tàu vũ trụ Orion thế hệ mới của NASA và hệ thống tên lửa đẩy Space Launch System (SLS). Ngoài ra, một số chuyên gia cũng đã gợi ý về việc sử dụng tên lửa tái sử dụng hạng nặng Falcon Heavy của hãng SpaceX.

     Giám đốc điều hành ESA, Johann-Dietrich Wörner.

    Giám đốc điều hành ESA, Johann-Dietrich Wörner.

    Sứ mệnh thám hiểm và định cư trên Mặt Trăng đã được ESA nhắc tới nhiều lần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên sứ mệnh này được thảo luận công khai tại một hội thảo. Theo kế hoạch, những chuyến bay đầu tiên sẽ đưa người, máy móc xây dựng và robot đổ bộ lên Mặt Trăng để thiết lập những điểm cư trú tạm thời cho các phi hành gia. Ngoài ra, đội ngũ này còn phải xây dựng các trạm thông tin liên lạc để đảm bảo đội ngũ chuyên gia ở Trái Đất có thể hỗ trợ kịp thời, cũng như ghi nhận các báo cáo từ phía đội thám hiểm. Quá trình xây dựng có thể kéo dài 2 đến 3 năm, sau khi hoàn tất thì việc khai thác các tài nguyên trên Mặt Trăng có thể bắt đầu.

    Tham khảo Space

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ