Chỉ 1 tuần sau phát hiện sóng hấp dẫn, Trung Quốc đã có 3 dự án "nhái"

    zknight,  

    Có thể gọi nó là một "phiên bản khác" của dự án eLISA, đang được thực hiện bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.

    Vừa đúng một tuần sau khi LIGO công bố họ phát hiện trực tiếp sóng hấp dẫn, các nhà khoa học Trung Quốc đã đề xuất cho cơ quan nhà nước 3 dự án mà họ dự định làm liên quan đến lĩnh vực này. Trong số đó, có cả một kế hoạch xây dựng đài quan sát sóng hấp dẫn ngoài không gian. Nếu vậy, nó sẽ là một "phiên bản khác" của dự án eLISA, đang được thực hiện bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.

     Dự án mà Trung Quốc đề xuất tương tự với eLISA của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.

    Dự án mà Trung Quốc đề xuất tương tự với eLISA của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.

    Dự án đáng chú ý nhất được đề nghị mang tên Taiji. Các nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc dự định sẽ xây dựng đài quan sát sóng hấp dẫn trong không gian. Kế hoạch hoàn thiện sẽ được nộp cho cơ quan nhà nước vào cuối năm 2016. Mặc dù vậy, chưa có chi tiết nào về nó được tiết lộ.

    Tuy nhiên, nói về ý tưởng, có thể gọi nó là một "phiên bản Trung Quốc" của dự án eLISA đang được thực hiện bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. Họ lên kế hoạch phóng các tàu vũ trụ để xây dựng đài quan sát sóng hấp dẫn ngoài không gian từ năm 1997. eLISA đang trong quá trình triển khai và dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2034.

    Trong trường hợp mà Taiji không được thông qua, có thể Trung Quốc sẽ tham gia vào chính dự án eLISA của Cơ Quan Vũ trụ Châu Âu. Điều này được Hu Wenrui, một nhà vật lý nổi tiếng ở Trung Quốc, thành viên của Viện Hàn lâm nói trong một cuộc phỏng vấn:

    Nếu phóng và sử dụng vệ tinh riêng, chúng ta sẽ có cơ hội để dẫn đầu thế giới trong nghiên cứu sóng hấp. Còn nếu chỉ tham gia vào dự án eLISA, nó cũng giúp gia tăng đáng kể năng lực nghiên cứu của Trung Quốc trong khoa học và công nghệ vũ trụ”.

     Các dự án không gian của Trung Quốc được đánh giá là sẽ sớm vượt mặt Châu Âu

    Các dự án không gian của Trung Quốc được đánh giá là sẽ sớm vượt mặt Châu Âu

    Bên cạnh đó là hai đề xuất khác, một là dự án đài quan sát không gian tương tự có tên Tianqin, được phát triển bởi Đại học Sun Yat-sen, Quảng Châu. Dự án còn lại mang tên Ali, các nhà khoa học sẽ xây dựng trạm quan sát dưới mặt đất để đo sóng hấp dẫn từ vụ nổ Big Bang. Nếu tất cả những dự án này được duyệt bởi cơ quan nhà nước, Trung Quốc sẽ trở thành một ứng viên sáng giá cho vị trí dẫn đầu thế giới, trong nghiên cứu sóng hấp dẫn.

    Mặc dù vậy, chúng ta đều biết rằng nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc bị kiểm soát khá cứng nhắc. Trong tình trạng này, Wang Yifang, viện trưởng Viện Vật lý năng lượng cao thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã phải đăng tải một bài viết trên báo Nhân dân Trung Hoa, yêu cầu nhà nước hỗ trợ nhiều hơn.

    Wang Yifang cho rằng nhà nước và những quy định cứng nhắc đang cản trở sự tiến bộ khoa học mà đất nước có thể đạt đến. Đồng thời, bài viết đưa ra nhiều luận điểm khuyến nghị Chính phủ Trung Quốc nên đầu tư nhiều hơn nữa vào nghiên cứu sóng hấp dẫn, sau phát hiện tuần trước của LIGO.

    Chúng tôi đang sử dụng phát hiện của LIGO để truyền cảm hứng cho các nghiên cứu riêng của đất nước trong lĩnh vực này”, Wang nói. “30 năm tới sẽ là một giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Chính vì vậy, chúng ta cần nhiều nguồn lực hơn để nâng cấp hệ thống nghiên cứu của đất nước, giúp nó đạt tầm cao mới”.

    Theo Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày