Hay những điều lãng mạn của sinh học.
Rất ít sinh vật có thể tự hào về lòng chung thủy của mình được như ngỗng xám. Hầu hết chúng chỉ có một bạn đời; rất nhiều con dành cả quãng đời trưởng thành cả thập kỷ của mình với duy nhất một con ngỗng, luôn ở bên cạnh nhau, và chỉ kiếm người bạn đời khác nếu như con đầu tiên chết đi. Sự chân thành đó thật đặc biệt, và mối quan hệ đó đôi khi con người còn cho là không tự nhiên chút nào.
Bạn sẽ thấy, một số con ngỗng xám, là đồng tính. Và theo vài tính toán số lượng còn lên tới 20%. Con số đó có vẻ cao: Nó bao gồm cả những con đực ban đầu có người bạn đời cùng giới nhưng sau này lại cặp với một con cái, hoặc cả những con ban đầu cặp với con cái, nhưng khi con cái chết, sẽ lại cặp với một con ngỗng đực. Và còn nhiều hơn thế những con đồng tính hoàn toàn từ khởi đầu cho đến khi kết thúc.
Một cặp ngỗng xám.
Điều này dấy lên câu hỏi: Vì sao?
Nó khiến một số nhà khoa học phải thắc mắc – những người nghiên cứu về ngỗng xám và hàng trăm loài động vật khác mà ở chúng họ tìm thấy sự đồng tính. Sau cùng, tiến hóa được điều khiển bằng việc sinh sản. Ở động vật, điều đó cần tới – không tính những loài bò sát tự nhân bản – sự kết hợp của những giới tính trái ngược. Qua lăng kính của thành công trong sinh sản, đồng tính sẽ là một thứ phản tác dụng, nếu không thì cũng quá khác thường. Tuy rằng nó chẳng khác thường cho lắm, nếu nhìn vào sự phổ biến của nó
Và để câu hỏi mang tính khoa học hơn: Liệu đồng tính, theo lời của Kurt Kortshcal, một nhà sinh học hành vi tại Đại học Vienna, “được bảo tồn vì đã có những chọn lọc ổn định, hay nó là một sản phẩm không thể tránh khỏi của phát triển não bộ?”. Liệu đồng tính có lợi gì với tiến hóa – hay đó chỉ là thứ gì đó xuất hiện rồi không thể biến mất.
Các nhà nghiên cứu chưa thể đưa ra câu trả lời đơn giản. Ngay cả Kortschal, người đã nghiên cứu ngỗng xám hàng thập kỷ, làm việc tại một trạm nghiên cứu đặt tên theo nhà động vật học nổi tiếng Konrad Lorenz, người mà những nghiên cứu nổi tiếng nhất cũng là về loài chim này.
Bản thân Lorenz cho rằng sự đồng tính là có lợi. “Ta có thể chắc chắn rằng mỗi một bản năng đó đều có một giá trị sinh tồn rất đặc biệt”, ông viết vào năm 1963, mô tả làm sao mà các cặp ngỗng đực có thể thường xuyên đạt được ưu thế xã hội trong những quần thể ngỗng. Ưu thế của chúng có thể thu hút những con cái cô độc rồi giao phối trong thời gian ngắn với một con đực đồng tính, trước khi nó quay lại với đối tượng thực sự của tình cảm của mình, Lorenz đã viết. Và như thế, đồng tính đã thúc đẩy sinh sản. Đó có thể là một giải thích; và còn nhiều hơn thế nữa.
Những nhà khoa học khác đã gợi ý rằng các cặp đồng tính có thể thực hiện một vài nghĩa vụ xã hội quan trọng, như việc giúp những cặp đôi khác nuôi nấng ngỗng con hay bảo vệ bầy khỏi những kẻ săn mồi. Điều này sẽ giúp những con xung quanh của các cặp đồng tính chứ chẳng phải bản thân chúng, một chiến lược tiến hóa nổi tiếng được gọi là chọn lọc huyết thống, được minh họa đậm nét bởi những con ong thợ từ bỏ việc sinh sản và hy sinh bản thân cho những gì tốt đẹp hơn của tổ ong.
Đồng tính có lợi gì với loài ngỗng?
Bản thân Kortschal thì không nghĩ tới khả năng này – không có nhiều bằng chứng rõ ràng cho việc đem lại cho lũ ngỗng con lợi ích nào đó ở ngỗng xám, mặc dù nó có thể thể hiện theo cách khác, tinh vi hơn.
Hoặc là, đồng tính thường xảy ra nhiều hơn ở những loài mà việc nuôi con tập trung nhiều hơn ở một giới tính, có lẽ sự đồng tính đã phát triển khi giới tính khác có nhiều thời gian rảnh hơn. Một đặc quyền vô hại, từ đó, có thể giải thích vì sao đồng tính ở ngỗng xám dường như tương quan với tỉ lệ giới tính. Nếu như lượng con đực lớn hơn con cái quá nhiều, thì một vài con đực sẽ tìm tới nhau làm bạn đời – và với một loài mà địa vị xã hội là tối quan trọng, các con không có cặp sẽ bị bắt nạt và đẩy vào nơi có ít thức ăn hơn, trở thành một cặp đồng tính còn hơn là cô độc. Đồng tính có thể là một sản phẩm phụ của tính xã hội và cạnh tranh. Nó cũng có thể bị ảnh hưởng, theo Kortschal, bởi những gì mà dị tính đã tiến hóa để nhìn nhận thứ gì là quan trọng nhất ở bạn tình. Với một vài cá thể, chất lượng của mối quan hệ có thể bỏ qua sự cụ thể không cần tới của giới tính.
Tất cả hoặc một vài những suy đoán trên đều không hề loại trừ lẫn nhau. Tính áp dụng cũng thay đổi: Đồng tính tồn tại ở rất nhiều góc xa xôi của vương quốc động vật mà dường như nó chẳng hề bắt đầu từ một tổ tiên chung duy nhất, nhưng đã tiến hóa lần này qua lần khác. “Tôi không nghĩ rằng có một lời giải thích tổng quát và hợp lý nhất”, trích lời Paul Vasey, giáp đốc của Phòng thí nghiệm so sánh tính dục tại Đại học Lethbride, Canada. “Cần tới những lời giải thích khác nhau bởi chính lịch sử tiến hóa khác biệt của mỗi loài”.
Cần tới những lời giải thích khác nhau bởi chính lịch sử tiến hóa khác biệt của mỗi loài.
Độ động của đồng tính cũng có sự khác biệt. Đôi khi, như với ngỗng xám, đồng tính chỉ có ở con đực; với loài khác, gồm cả ngỗng Canada, cả con đực và cái đều có sự kết cặp đồng giới. (Tới 30 phần trăm của loài ngỗng Canada, một trong những loài chim phổ biến nhất Bắc Mỹ, có khuynh hướng như vậy – có lẽ ta sẽ dễ nhận ra hơn nếu như con đực và cái không quá giống nhau.)
Claudia Wascher, một nhà động vật học tại Đại học Anglia Ruskin, đưa thêm một sắc thái khác: Nếu đồng tính thường là sự thích nghi, như bà nghĩ, nó cũng sẽ không trở thành một đặc điểm đơn giản thừa kế bởi một tỉ lệ cố định của một quần thể, với tần số thay đổi như cách thức của màu lông hay chiều cao. Hơn thế, khả năng trở thành đồng tính sẽ khác biệt tùy vào mỗi cá thể, như sự tò mò hay tính táo bạo hay bất kì đặc điểm cá tính nào khác, và được định hình bởi sự tương tác phức tạp của sinh học với hoàn cảnh xã hội và môi trường.
Các khuynh hướng tính dục của một loài, luôn luôn phải chịu áp lực của tiến hóa. Thậm chí nó còn có thể không thích hợp khi bàn luận về đồng tính trong chung toàn loài. Có khả năng nó đã phát triển theo quỹ đạo khác nhau ở những loài khác nhau, và sự tiến hóa đó vẫn tiếp tục đến giờ, theo vô số cách khác nhau.
Như một ví dụ về những đặc tính hành vi dường như đã xác định lại thay đổi một cách nhanh chóng, Wascher chỉ ra loài quạ đen, chúng sống theo những cặp đôi bảo vệ lãnh thổ của mình rất quyết liệt ở khắp Châu Âu. Nhưng ở phía bắc Tây Ban Nha, nơi có rất nhiều thức ăn nhưng lại rất ít nơi làm tổ, thì chúng lại chọn cách sinh sôi bằng những nhóm lớn, hợp tác với nhau. Đem trứng từ Thụy Sĩ tới Tây Ban Nha, hay ngược lại, và những con non sẽ làm theo thói quen của những con trưởng thành trong hệ sinh thái mới của chúng. Động lực khác nhau, thì khuynh hướng sẽ khác nhau.
Quạ đen.
“Nó cũng có thể rất tương đồng với sự đồng tính”, Wascher nói. Thử tưởng tượng môi trường nhất định sản sinh ra đồng tính ít hay nhiều hơn nơi khác. Điều này có thể dẫn tới một vài nghiên cứu hấp dẫn: Những điều kiện như đô thị và nông thôn, lấy ví dụ, ảnh hưởng tới tính dục của ngỗng như thế nào?
Đương nhiên, ở mức độ cá thể, những động lực đó đều chỉ là lý thuyết. Các nhà sinh học có thể nói về chọn lọc huyết thống hay chiến lược tiến hóa, nhưng bản thân những con chim kia có lẽ chẳng hề nghĩ tới những động lực đó nhiều hơn chúng ta khi chọn bạn đời.
Với mỗi con ngỗng vấn đề không phải là sự tiến hóa mà chính là sự thu hút – mọi xúc cảm và trải nghiệm tạo ra một liên kết đặc biệt đều bắt nguồn từ chính những hệ sinh học được chia sẻ như nhau bởi những cá thể dị tính và đồng tính. “Tình yêu”, Wascher nói, “luôn là tình yêu”.
Theo Nautilus.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương