Chiếc máy bay 51 tuổi bị “tên lửa bắn 1000 lần không trúng”

    PnM,  

    Trong thời gian hoạt động từ 1972 đến 1989, loại máy bay này đã bị đối phương bắn bằng tên lửa phòng không ít nhất là 1.000 lần nhưng không có quả tên lửa nào bắn trúng cả.

     Hơi nước được ngưng tụ bởi các xoáy áp suất thấp tạo ra bên ngoài mỗi động cơ hút gió.

    Hơi nước được ngưng tụ bởi các xoáy áp suất thấp tạo ra bên ngoài mỗi động cơ hút gió.

    Ngày 22 tháng 12 năm 1964, chiếc máy bay siêu thanh SR-71 Blackbird đã cất cánh lên không trung lần đầu tiên tại căn cứ Air Force Plant 42 tại Palmdale (Hoa Kỳ) với chiếc F-104 hộ tống theo sau. Trong thời gian hoạt động từ 1972 đến 1989, loại máy bay này đã bị đối phương bắn bằng tên lửa phòng không ít nhất là 1.000 lần nhưng không có quả tên lửa nào bắn trúng cả. Ưu thế để tự vệ của chiếc máy bay này là tốc độ và trần bay cao; khi phát hiện thấy tên lửa đất-đối-không được phóng ra hướng về phía mình, cách thoát ra đơn giản chỉ cần tăng tốc.

     Máy bay SR-71 đang được lắp ráp tại Skunk Works

    Máy bay SR-71 đang được lắp ráp tại Skunk Works

    Chiếc máy bay trinh sát tàng hình này thuộc dự án tuyệt mật, do bay tốc độ cao nên thân phải làm bằng titanium để chịu lực. Quyết định chế tạo cấu trúc của chiếc Blackbird sử dụng đến 85% titanium và 15% các vật liệu composite là lần đầu tiên trong công nghiệp hàng không. Các tiến bộ thực hiện bởi Lockheed nhằm xử lý loại vật liệu này đã được sử dụng trong những máy bay tốc độ cao sau này như là đa số các máy bay tiêm kích hiện đại.

     Ảnh chụp panorama chiếc SR-71, trên lưng là một drone

    Ảnh chụp panorama chiếc SR-71, trên lưng là một drone

    Titanium là một kim loại khó gia công, đắt và hiếm. Vào những năm 60s-70s sản lượng titanium của Mỹ sản xuất không đủ. Trong thực tế, phần lớn titanium mà Lockheed mua để chế tạo những chiếc Blackbirds được nhập khẩu từ Liên Xô - đối thủ chính và là mục tiêu trinh sát chính của Mỹ. Thoạt đầu, có đến 80% titanium giao hàng cho Lockheed bị loại bỏ do nhiễm bẩn kim loại.

     Buồng lái của Blackbird

    Buồng lái của Blackbird

    Một ví dụ về những khó khăn trong xử lý titanium là trong thực tế các mối hàn được thực hiện ở một thời điểm nào đó trong năm lại tỏ ra bền hơn các mối hàn được thực hiện vào các thời gian khác. Người ta sau đó đã khám phá ra rằng nước cung cấp cho nhà máy đến từ một hồ chứa trong mùa hè và từ một hồ chứa khác trong mùa đông; những khác biệt nhỏ nhoi về độ tinh khiết của nước từ các hồ chứa đó đã đưa đến sự khác biệt về độ bền của các mối hàn, vì nước được dùng để làm mát các mối hàn titanium.

    Tới nay đã 51 năm trôi qua, và chiếc máy bay “nhiều kỷ lục” này cũng đã nghỉ hưu được một thời gian dài. Chúng ta hãy cùng xem lại bảng thành tích của một trong những máy bay tuyệt vời và nổi tiếng nhất mọi thời đại.

    • Tốc độ bay 35 dặm (56,3 km) một phút hoặc 3.100 feet (945 m) mỗi giây.

    • Một chiếc Blackbird nạp đầy nhiên liệu và trang bị đầy đủ sẽ nặng 170000 pounds (77,112 tấn).

    • Cân nặng không tải là 59000 pounds (26,762 tấn)

    • Máy bay có chiều dài 107 feet 5 inches (32,74 m)

    • Trần bay tối đa được công bố là 85000 feet, tương đương 26 km. Mặc dù vậy, trong thực tế SR71 có thể bay cao hơn nữa.

     Ảnh chụp biển Atlantic từ buồng lái chiếc Blackbird ở độ cao 73,000 feet (22000 m)

    Ảnh chụp biển Atlantic từ buồng lái chiếc Blackbird ở độ cao 73,000 feet (22000 m)

    • Mỗi động cơ J-58 của SR-71 có thể tạo ra lực đẩy 34000 pounds (7643 N), với tổng lực đẩy của hai động cơ vào khoảng 14,5 kN.

     Một chiếc động cơ Pratt & Whitney J58 (JT11D-20) 

    Một chiếc động cơ Pratt & Whitney J58 (JT11D-20) 

    • Tổng cộng Blackbird đã có 17.300 lượt cất cánh

    • Tổng số nhiệm vụ mà SR71 tham gia là 3551

    • Tổng số giờ bay là 53.490 giờ, trong đó 11.675 giờ bay được thực hiện ở vận tốc 3M

    • Đã có 86 phi công lái SR-71, trong đó chỉ có 8 thành viên phi hành đoàn có hơn 1.000 giờ bay trên chiếc máy bay này

     Trung úy phi công Col. Ed Yielding và trung úy hoa tiêu Col. Joe Vida với chuyến bay cuối cùng của Sr-71 ngày 6 tháng 3 năm 1990

    Trung úy phi công Col. Ed Yielding và trung úy hoa tiêu Col. Joe Vida với chuyến bay cuối cùng của Sr-71 ngày 6 tháng 3 năm 1990

    • Tất cả có 478 người đã bay trên Blackbird, 385 người may mắn được bay với vận tốc 3M, trong đó 105 người là khách VIP

    • Có tất cả 32 chiếc SR-71 đã được chế tạo trên tổng số 50 chiếc máy bay thuộc gia đình Blackbird (A-12, YF-12, SR-71, M-21). 20 trong số 32 chiếc bị hư hại trong khi sử dụng và vận hành nhưng tuyệt đối không có chiếc nào bị thương do vũ khí của đối phương. Chỉ trong thời gian từ 1966 đến 1972 có 11 vụ tai nạn máy bay SR-71.

    • Từ Los Angeles bay đến thủ đô Washington DC chỉ mất 1 giờ 4 phút bằng SR71 (hiện nay chiếc Airbus A319 phải mất trung bình 4 giờ 50 phút)

    • Giá một chiếc Blackbird là 33.000.000 đô la Mỹ (750 tỷ VND)

    • Nhiệt độ lớp vỏ bên ngoài của SR71 khi bay ở tốc độ cao do ma sát với không khí là 900 độ F (482 độ C)

    • Nhiệt độ của khí thải từ động cơ J-58 là 3200 độ F (1760 độ C)

    • Hơn 1.000 tên lửa đã nhắm bắn vào các máy bay SR-71 mà không gây ra được bất kỳ tổn thất nào

     Phi công với mũ bay trong buồng lái của Blackbird

    Phi công với mũ bay trong buồng lái của Blackbird

    • Do điều kiện áp lực cao, một thành viên phi hành đoàn sẽ bị mất trung bình 5 pounds (2,3 kg) trọng lượng cơ thể khi thực hiện chuyến bay kéo dài 4 giờ

    • Titanium chiếm 85% lớp vỏ của Blackbird, 15 % còn lại là vật liệu composite carbon

    • Giới hạn sức bền kết cấu của SR-71 là 2.5G

    • Loại nhiên liệu dùng cho SR-71 là JP-7 có nhiệt độ bốc cháy 140 độ F (60 độ C), trong khi nhiên liệu máy bay phản lực bình thường điểm cháy ở 100 độ F (37,74 độ C)

    • Chiều dài của chiếc SR-71 sẽ tăng thêm 6 inches (15,24 cm) do giãn nở nhiệt khi bay

     Hoàn toàn không có chút công nghệ thông minh nào ở chiếc máy bay này do máy vi tính thời đó chưa tham gia vào thiết kế

    Hoàn toàn không có chút công nghệ "thông minh" nào ở chiếc máy bay này do máy vi tính thời đó chưa tham gia vào thiết kế

    • Blackbird được thiết kế hoàn toàn bằng tay mà không có sự trợ giúp của máy vi tính do giới hạn công nghệ thời bấy giờ.

    Chuyến bay đầu tiên năm 1964 của SR-71

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ