Đằng sau ca phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất tại Hàn Quốc

    zknight,  

    Nó khiến những cô gái Hàn Quốc mất “nét châu Á”.

    Seoul không chỉ là thủ đô của Hàn Quốc, thành phố này còn được ví như thủ phủ phẫu thuật thẩm mỹ của toàn thế giới. Mỗi ngày Seoul thực hiện không biết bao nhiêu ca phẫu thuật chỉnh sửa sắc đẹp, nhiều hơn bất cứ nơi đâu trên hành tinh này.

    Các ca phẫu thuật phổ biến nhất là tạo mắt hai mí hay còn gọi là "Blepharoplasty". Theo Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế, tạo mắt hai mí là hoạt động thẩm mỹ phổ biến nhất trên thế giới với 1,43 triệu người thực hiện năm 2014. Tuy nhiên, đằng sau lịch sử của "Blepharoplasty" cũng chứa đựng rất nhiều điều gây tranh cãi.

     Một cô gái trong ca phẫu thuật tạo mắt hai mí.

    Một cô gái trong ca phẫu thuật tạo mắt hai mí.

    Hầu hết người Hàn Quốc không sở hữu một đôi mắt hai mí, do đó, trông họ có vẻ mệt mỏi và buồn ngủ”, Hang-Seok Choi, Giám đốc JK Plastic Surgery, một bệnh viện thẩm mỹ ở Seoul nơi thực hiện hơn 10.000 ca phẫu thuật mỗi năm cho biết.

    Các cô gái và quý bà thì thích một đôi mắt đẹp, một cái nhìn quyến rũ”, Choi nói. Bên cạnh đó, 20% các ca phẫu thuật này cũng được thực hiện cho đối tượng nam giới. Nhiều người trong số họ cũng muốn một đôi mắt hai mí. Đây cũng là một trong số những hoạt động chỉnh hình rẻ và ít xâm lấn nhất. Mỗi ca phẫu thuật mắt hai mí có thể được thực hiện với từ 1000-3000 USD và có thời gian phục hồi ngắn.

    Những người chỉ trích loại hình phẫu thuật này nói: nó khiến những cô gái Hàn Quốc mất “nét châu Á” và gợi ý về một quá khứ phân biệt chủng tộc. Các ca phẫu thuật mắt hai mí từng là biểu tượng cho lịch sử thống trị văn hóa của người Mỹ da trắng lên bán đảo Triều Tiên. Người đầu tiên mang chúng đến đất nước châu Á này là Ralph Millard, một bác sĩ người Mỹ. Ông phục vụ tại Seoul từ năm 1950 đến 1953 với công việc chính là phẫu thuật tái tạo cho những binh lính bị thương.

    Millard là một bác sĩ có danh tiếng trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ căng da mặt và hở hàm ếch. Ông được ghi nhận là người đầu tiên phát triển các hoạt động phẫu thuật thẩm Mỹ tại Hàn Quốc. Năm 1964, trong một ấn bản của tạp chí American Journal of Ophthalmology, Millard viết rằng ông đã có cơ hội đầu tiên để thực hiện một ca phẫu thuật mắt hai mí khi “một thông dịch viên tiếng Hàn với đôi mắt híp, nói tiếng Anh xuất sắc đến và yêu cầu một đôi mắt tròn”.

    Những ca phẫu thuật mắt hai mí đầu tiên được thực hiện trong chiến tranh tại Hàn Quốc.
    Những ca phẫu thuật mắt hai mí đầu tiên được thực hiện trong chiến tranh tại Hàn Quốc.

    Thời điểm điểm đó, ai cũng muốn có một đôi mắt hấp dẫn hơn. Một lượng lớn khách hàng khác, họ được gọi là “cô dâu chiến tranh”. Kết hôn với lính Mỹ và chuyển đến sống tại quê hương khác khiến họ muốn một vẻ ngoài phù hợp hơn.

    Các nhà sử học và phê bình văn hóa nói rằng không giống như thời kì chiến tranh, có một vài yếu tố đã góp phần vào sự phổ biến của phẫu thuật mắt hai mí ngày nay. Trong cuốn “Người Mỹ gốc Á: Giao cắt lịch sử của biên giới chủng tộc”, học giả David Palumbo-Liu cho rằng xu hướng cắt mắt hai mí sau thế chiến thứ 2 giúp phụ nữ Nhật Bản và Hàn Quốc hòa nhập tốt hơn với nền văn hóa phương Tây. Đó là lựa chọn của họ.

    Năm 1993, một nghiên cứu thực hiện bởi nhà dân tộc học Eugenia Kaw tại San Francisco cho thấy rằng những phụ nữ gốc Á phẫu thuật thẩm mỹ để “thoát khỏi những thành kiến về chủng tộc trên những đặc điểm di truyền của họ như mũi tẹt hay mắt một mí”.

     Trong quá khứ, phẫu thuật mắt hai mí bị coi như là một hành động chối bỏ chủng tộc.

    Trong quá khứ, phẫu thuật mắt hai mí bị coi như là một hành động "chối bỏ chủng tộc".

    Cho đến nay, có vẻ những ca phẫu thuật cắt mắt hai mí tại Hàn Quốc không còn mang những mục đích "chối bỏ chủng tộc". Minhwa Na, một bác sĩ thẩm mỹ tại Seoul, người đã thực hiện những ca phẫu thuật như vậy suốt 15 năm cho rằng các cô gái không làm điều đó để bỏ đi “nét châu Á” của họ.

    Tôi sẽ rất dằn vặt nếu công việc của tôi làm nhằm mục đích khiến người Hàn Quốc trông giống người da trắng hơn. Nếp gấp tự nhiên ấy hoàn toàn phù hợp với gương mặt của những người Á châu. Toàn bộ ý tưởng rằng phẫu thuật mắt hai mí là một nỗ lực biến thành người da trắng là vô lý”, cô nói.

    Mặc dù vậy, vẫn có những quan điểm trái chiều đến từ Moonwon Lee, một nhà phê bình văn hóa. Ông cho rằng mặc dù nhiều người đều không tin rằng họ đang cố gắng để trông giống người da trắng bằng cách phẫu thuật mắt hai mí, họ đã càng ngày càng không giữ được “nét Hàn Quốc” trên khuôn mặt mình. Đôi mắt to, khuôn mặt nhỏ, sống mũi cao đang trở thành những biểu tượng sắc đẹp tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, đó lại không phải một vẻ đẹp tự nhiên đối với hầu hết người Hàn, Lee nói.

    Bạn có thể nhìn thấy những tiêu chuẩn đồng nhất trong cuộc thi hoa hậu tại Hàn Quốc. Ảnh GIF dưới đây là tập hợp các thí sinh tại cuộc thi Hoa hậu Daegu năm 2013, nó đã gây ra rất nhiều tranh cãi trên mạng xã hội Reddit và Gawker. Dường như cô gái nào cũng có một khuôn mặt từa tựa như nhau, đặc biệt là đôi mắt.

    Một cựu thí sinh trong cuộc thi sắc đẹp nói rằng hầu hết đồng nghiệp của cô đều phẫu thuật thẩm mỹ từ những thủ thuật đơn giản như cắt mí đến sửa mũi. Và việc đó có ảnh hưởng đến sự nghiệp của mỗi người.

    Kể từ khi tất cả mọi người đều muốn trông giống như nhau, Lee nói rằng người Hàn Quốc đang dần cho điều đó là chuyện bình thường, “bất kể lịch sử hay ý nghĩa” phía sau nó.

    Phẫu thuật mắt hai mí cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi K-pop. Theo Zara Stone, một tác giả trên trang AtlanticK-pop đã tạo ra một vẻ đẹp thẩm mỹ hoàn toàn mới”. Thật khó để tưởng tượng nổi K-pop có ảnh hưởng lớn thế nào tới Hàn Quốc. Theo tạp chí Paris, năm 2012 có tới 4% dân số Hàn Quốc đã tham gia cuộc thi “Superstar K” với mong muốn tham gia vào K-pop. Và hầu hết những ngôi sao của K-pop đều cho rằng phẫu thuật thẩm mỹ là bình thường, thậm chí nó mang lại niềm cảm hứng mới.

    Quảng cáo phẫu thuật thẩm mỹ tràn ngập ở Seoul
    Quảng cáo phẫu thuật thẩm mỹ tràn ngập ở Seoul

    Cuối cùng, bất kể một lịch sử không đáng gì tự hào, các ca phẫu thuật mắt hai mí có vẻ đang trở thành một vấn đề của chủ nghĩa thực dụng khách hàng. Bác sĩ Choi, giám đốc JK Plastic Surgery nói mọi người bắt đầu đến các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ như đi cắt tóc.

    Hàn Quốc là một đất nước mà ở đó tính cạnh tranh là rất lớn. “Đất nước chúng tôi nhỏ và đông đúc. Và mỗi quốc gia thì có một nhu cầu sắc đẹp khác nhau”, bác sĩ Choi nói. Ở Hàn Quốc sức hấp dẫn là một yếu tố cạnh tranh trong thị trường việc làm. Mọi bức ảnh trong hồ sơ xin việc đều được chỉnh sửa. “Thông thường, mọi người đều tin rằng một người có ngoại hình tốt hơn sẽ có nhiều cơ hội hơn”.

    Theo Techinsider

    Điều mà "Thung lũng Silicon" phải học hỏi từ người Hàn Quốc

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ