Trước sự hoành hành đáng sợ này, liệu các bạn có thắc mắc: Khởi nguồn của khủng bố là từ đâu?
Đêm qua 13/11/2015, vụ khủng bố kinh hoàng tại thủ đô Paris của Pháp đã cướp đi mạng sống của hơn 120 người dân vô tội. Và đây chỉ là một trong 6 vụ khủng bố nhắm vào nước Pháp tính từ tháng 12/2014.
Trước những trận khủng bố đáng sợ này, liệu các bạn có thắc mắc: Khởi nguồn của khủng bố là do đâu? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời với thông tin về Zealots - một trong những nhóm khủng bố đầu tiên trên thế giới.
Sự thành lập của Zealots dưới danh nghĩa "giải phóng quân"
Zealots được cho là một giáo phái do người Palestine thành lập vào thế kỷ I, dựa trên danh nghĩa đưa dân tộc đến với tự do. Vào thời điểm này, đất nước Palestine đang bị cai trị bởi Đế chế La Mã.
Mục tiêu hoạt động của Zealots kết hợp giữa vấn đề chính trị và tôn giáo. Tổ chức này vừa muốn “giành lại độc lập đất nước từ Rome”, đồng thời cố gắng áp đặt lên xã hội tôn giáo nghiêm ngặt do chính họ tạo ra.
Vì sao Zealots lại là tổ chức khủng bố?
Zealots được xem là tổ chức khủng bố được đào tạo theo hệ thống sớm nhất. Nhưng vì sao?
Đó là vì cách hoạt động của tổ chức này. Zealots khởi nguồn bằng những tuyên bố đậm chất nhân văn nhưng lại tiến hành tranh vũ trang dưới dạng du kích, bao gồm cả việc chiến đấu trong các đô thị, khiến người dân vô tội vạ lây rất nhiều chỉ để đạt được các mục tiêu về chính trị và tôn giáo.
Những cuộc chiến tranh vũ trang xảy ra liên tục (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, mục tiêu của Zealots không chỉ nhắm vào những nhà cầm quyền mà còn vào người dân Do Thái ủng hộ chính phủ. Tổ chức này xem đó là những kẻ phản bội Tổ quốc, những kẻ không đủ nhận thức về đạo đức và kết cục thường là... cắt cổ.
Cụ thể, Zealots thường trừng phạt người dân bằng cách sử dụng dao găm để cắt cổ họng các tội nhân của họ tại nơi công cộng, từ đó lan truyền nỗi sợ hãi trong hàng ngũ của địch. Đó là những hành vi của một tổ chức khủng bố.
Người dân vô tội cũng chịu ảnh hưởng
Chiến lược khủng bố giết người tại nơi công cộng không chỉ đạt hiệu quả mong muốn trong việc đe dọa kẻ thù, mà còn gây tác động tâm lý sâu sắc bằng cách tạo ra một cảm giác dễ bị tổn thương trong dân chúng.
Bên cạnh đó, Zealots mở rộng tầm hoạt động thông qua tuyên truyền. Để thực hiện chiến lược cuối cùng này, tổ chức thường tiến hành các cuộc tấn công chống lại người La Mã với số lượng lớn hơn họ nhiều lần, thể hiện một sự sẵn sàng đối mặt với kẻ thù dù nguy cơ bị tiêu diệt là rất lớn.
Thái độ sẵn sàng liều mạng chống lại chính quyền La Mã khiến Zealots thu hút rất nhiều người xin gia nhập - giống như các tổ chức khủng bố ngày nay. Những kẻ ủng hộ Zealots cho rằng, đây là một một tổ chức anh dũng đấu tranh chống đế quốc, đặc biệt là trong tầng lớp thấp và trẻ tuổi.
Và sự tan rã của Zealots...
Những cuộc nổi loạn của Zealots sau đó cũng không còn là đánh du kích mà trở nên công khai hơn. Thậm chí có thời điểm, giáo phái này đã chiếm được Jerusalem - nơi được xem là thánh địa của người Do Thái.
Nhưng khi đã bước ra ngoài ánh sáng thì Zealots không còn là đối thủ của quân đội La Mã - đội quân mạnh nhất thời bấy giờ. Đến năm 70, khi bị bao vây tại pháo đài Masada, toàn bộ những người đứng đầu Zealots đã tự sát - đánh dấu chấm hết cho tổ chức khủng bố đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, Zealots đã tạo ảnh hưởng đến rất nhiều các tổ chức khủng bố khác sau này. Chúng cũng sử dụng chiến lực truyền cảm giác bị sỉ nhục đến với quần chúng, khiến họ căm phẫn tham gia, để rồi nhận ra những mặt tối của tổ chức nhưng không còn đường lui nữa.
Theo Liên Hợp Quốc, khủng bố là những hoạt động phá hoại do cá nhân hoặc tổ chức gây ra.
Những kẻ khủng bố thường sử dụng lời nói, hình ảnh hoặc video giết người do chúng ra tay để đe dọa, gây hoang mang khiếp sợ xã hội và cộng đồng, nhằm đạt được mục đích chính trị hoặc tôn giáo.
Theo Kênh14/Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"