Đi tìm tung tích thật của quái vật hồ Loch Ness

    TVD,  

    Cùng tìm hiểu một vài giả thuyết về nguồn gốc và thân thế thật sự của quái vật hồ Loch Ness.

    Cho tới nay, quái vật hồ Loch Ness là một trong số những bí ẩn lớn mà con người vẫn chưa thể tìm ra lời đáp. Những người tin vào huyền thoại này cho rằng: có một quái vật sống ở hồ Ness (Loch Ness), gần thành phố Inverness tại Scotland.

    Tuần qua, một tin đồn mới lại xuất hiện khi có người tung lên một bức ảnh chụp sinh vật kì lạ rất giống quái vật Loch Ness tại hồ Windermere, Anh. Sự việc trên càng củng cố thêm niềm tin bấy lâu của rất nhiều người về sự tồn tại có thật của sinh vật này.

    Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học tin quái vật hồ Loch Ness chỉ là trò đùa, không có bằng chứng xác thực. Họ cho rằng, quái vật hồ Loch Ness thực ra chỉ là một sinh vật bình thường nhưng do góc độ quan sát và sự tưởng tượng của nhiều nhân chứng nên mới thành hiện tượng như vậy. Dưới đây là những lý giải mà các nhà nghiên cứu đưa ra.

    1. Giả thuyết cá tầm khổng lồ

    Tài liệu đầu tiên về con quái vật này được ghi lại vào năm 1802 bởi một nông dân tên là Anderson. Ông nói đã trông thấy một con quái vật rất to, dài khoảng 45m trồi lên mặt nước.

     Đi tìm tung tích thật của quái vật hồ Loch Ness

    Sau này, rất nhiều người cũng khẳng định họ chụp được các bức ảnh và đoạn video về con quái vật hồ Loch Ness với những kích thước khác nhau.

    Trong số các nhân chứng, một số người đã mô tả với báo chí rằng: họ thấy quái vật hồ Loch Ness có hình dạng giống cái bướu trồi lên mặt nước sau đó biến mất ngay lập tức. Vào năm 2012, một sinh vật giống như vậy lại được một thuyền trưởng người Scotland chụp được.

     Đi tìm tung tích thật của quái vật hồ Loch Ness

    Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, có một loài cá bản địa phù hợp và gần giống với mô tả của các nhân chứng về quái vật hồ Loch ness: cá tầm (tên khoa học là Acipenser).

    Loại cá này đôi khi nặng tới vài trăm kg và dài khoảng 8m. Đặc biệt ở chỗ, lưng của cá tầm có bướu gai trồi lên rất giống cá sấu, nên khi nổi lên mặt nước, nhiều người nhìn từ xa sẽ có cảm giác chúng như một loài bò sát khổng lồ.

    2. Giả thuyết quái vật hồ Loch Ness là cá chình

    Vào tháng 5 năm 2007, Gordon Holmes - một người dân bản địa đã quay được đoạn video về sinh vật màu đen dài tại hồ Loch Ness di chuyển khá nhanh trong nước theo một đường thẳng.

     Đi tìm tung tích thật của quái vật hồ Loch Ness

    Gần như ngay lập tức, nhiều người tin rằng, đó chính là quái vật hồ Loch Ness trong truyền thuyết. Tuy nhiên, không lâu sau đó, nhiều nhà khoa học đã cho xác định, đây thực chất chỉ là một con cá chình lớn mà thôi.

     Đi tìm tung tích thật của quái vật hồ Loch Ness

    Cụ thể, một số loài cá chình sống ở châu Âu có thể "biến hình" để thích nghi khi di cư tới vùng biển Caribe. Những chú cá chình Conger có thể dài tới 3m và gây ra những vết cắn khủng khiếp cho thợ lặn.

     Đi tìm tung tích thật của quái vật hồ Loch Ness

    Xác của loài cá này cũng đã từng được phát hiện trên bờ hồ Loch Ness vào năm 2001. Do đó, khả năng những cá thể cá chình khổng lồ bị nhầm tưởng là quái vật huyền thoại là chuyện không quá kì lạ.

    3. Giả thuyết về khúc cây nổi

    Một số nhà nghiên cứu cho rằng, có thể quái vật hồ Loch Ness thậm chí chỉ đơn giản là một khúc cây nổi trên mặt nước. Khi một khúc cây thông Scotland chết và rơi xuống hồ, một số hóa chất trong thân cây bắt đầu phân rã tạo thành những bong bóng nhỏ.

     Đi tìm tung tích thật của quái vật hồ Loch Ness
     Đi tìm tung tích thật của quái vật hồ Loch Ness

    Khi các bong bóng này đủ lớn sẽ khiến cho khúc cây thông nổi lên kèm theo một tiếng động lớn và người ta sẽ lầm tưởng rằng có một sinh vật mới trồi lên mặt nước. Sau đó, khi các bong bóng vỡ đi, khúc cây lại chìm xuống và thế là con “quái vật” lại biến mất dưới làn nước xanh.

    4. Giả thuyết voi đi "tắm"

    Có thể bạn không biết nhưng voi bơi rất giỏi và lúc chập tối là khoảng thời gian chúng xuống nước. Khi voi bơi dưới nước, vòi của chúng đưa lên mặt nước làm ống thở.

     Đi tìm tung tích thật của quái vật hồ Loch Ness
     Đi tìm tung tích thật của quái vật hồ Loch Ness

    Khoảng nửa đầu thế kỷ XX, có rất nhiều gánh xiếc lưu động đi biểu diễn qua khu vực hồ Loch Ness. Vào khoảng thời gian nghỉ giữa các buổi biểu diễn, các chủ rạp thường thả cho voi của mình đi dạo xung quanh khu vực hồ và "tắm".

     Đi tìm tung tích thật của quái vật hồ Loch Ness

    Theo nhà cổ sinh vật học Neil Clark, sự kiện này có thể là lời giải thích cho việc nhìn thấy quái vật hồ Loch Ness vào thập niên 1930. Theo ông, rất có thể người dân địa phương đã nhầm lẫn những chú voi đang tắm là quái vật trong huyền thoại.

    Theo MASK Online

    >>Những "quái vật" dưới đáy biển sâu

     


     

    nhung-sinh-vat-xau-kinh-hoang-cua-dai-duong

     

    nhung-sinh-vat-xau-kinh-hoang-cua-dai-duong

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ