Định cư ngoài vũ trụ? Không dễ vậy đâu

    Nova,  

    Giấc mơ sống trên những hành tinh xa xôi trong vũ trụ của nhiều người rất khó có thể trở thành hiện thực.

    Trong tương lai, khi mà Trái Đất không còn đủ chỗ trống để con người có thể sinh sống thì chắc chắn việc di cư vào vũ trụ để tìm kiếm những miền đất hứa chắc chắn là mục tiêu hàng đầu của nhân loại. Mặc dù vậy đây chắc chắn không phải là một mục tiêu dễ hoàn thành khi có quá nhiều những khó khăn hiện ra trước mắt những con người tâm huyết cho công việc này.

    Hiển nhiên, hạn chế về khoa học công nghệ chính là rào cản đầu tiên của hành trình sinh tồn của nhân loại nhưng trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về những rào cản khác còn có tác động lớn hơn cả khoa học công nghệ như chính trị, nhận thức, kinh tế...

    Hợp tác toàn cầu không hề suôn sẻ như tưởng tượng

    Hiện nay, nếu tính đến những quốc gia có tiềm lực cộng nghệ vũ trụ mạnh thì chúng ta có thể chỉ ra Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga và khối Liên minh Châu Âu. Hoa Kỳ và Châu Âu vẫn hợp tác mạnh mẽ trong nhiều năm qua nhưng đối với 2 quốc gia còn lại thì mọi chuyện lại không được suôn sẻ như vậy.

    Hợp tác toàn cầu là điểm mấu chốt của cuộc thám hiểm vũ trụ.

    Hợp tác toàn cầu là điểm mấu chốt của cuộc thám hiểm vũ trụ.

    Điển hình như Trung Quốc, quốc gia này đã cho hạ cánh thành công một tàu thăm dò cỡ nhỏ lên Mặt Trăng vào năm 2013 và hiện đang hướng tới mục tiêu xây dựng một trạm vũ trụ riêng. Các nhà khoa học đã đự đoán nếu cứ theo tiến độ này thì đến năm 2020 Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong việc khám phá không gian.

    Nhiều người đã nghĩ đến viễn cảnh nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng chung sức thực hiện thì kế hoạch khám phá vũ trụ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nhưng thực tế lại không được như vậy. Năm 2011, Quốc hội Mỹ đã ngăn cản NASA trong nỗ lực cố gắng hợp tác với những đồng nghiệp phía Trung Quốc để tìm ra hướng đi mới trong công cuộc khám phá vũ trụ.

    Chính sự việc không đáng có này đã khiến Ariel Waldman, người sáng lập ra chương trình Spacehack của NASA, phải thốt lên rằng: "Thế giới có rất nhiều cường quốc về khoa học vũ trụ, tiếc là chúng tôi không có cơ hội làm việc cùng nhau."

    Câu chuyện đối với Nga cũng không có gì khác biệt. Mặc dù là quốc gia đầu tiền phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ, nhưng Nga không nhận được nhiều sự thừa nhận về nền tảng khoa vũ trụ của mình từ phía Hoa Kỳ do hệ quả của cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài. Chính nhiều chuyên gia của NASA nhận định Nga không hề thua kém Hoa Kỳ trong lĩnh vực khám phá không gian nhưng rào cản chính trị đã ngăn chặn mọi ý tưởng về hợp tác.

    Có lẽ chúng ta chỉ còn cách hi vọng một ngày nào đó tất cả các quốc gia sẽ vượt qua mọi rào cản về chính trị, văn hóa, lịch sử để chung tay tìm kiếm một ngôi nhà mới cho nhân loại trước khi quá muộn.

    Nói "không" với ý tưởng cứu sống nhân loại

    Cộng đồng mạng đã hoan hỉ khi lộ trình đưa con người lên Sao Hỏa của NASA được công bố vì họ nghĩ đó là bước đi quan trọng trong việc cứu sống nhân loại. Đã không ít người tỏ ra ủng hộ ý tưởng của Elon Musk về việc được sống và chết trên Sao Hỏa cùng với mong muốn đảm bảo sự tồn tại cho loài người? Nhưng thực tế mọi chuyện gần như chỉ là viễn tưởng.

    Hình ảnh mô tả những cuộc đổ bộ của con người lên Sao Hỏa, mặc dù vậy nó rất khó xảy ra.

    Hình ảnh mô tả những cuộc đổ bộ của con người lên Sao Hỏa, mặc dù vậy nó rất khó xảy ra.

    Nhiều nhà khoa học đã nhận định rằng Elon Musk đã lợi dụng kế hoạch thám hiểm Sao Hỏa của NASA để đánh bóng cho tên tuổi của mình khi mà quá trình đặt chân lên hành tinh Đỏ không hề dễ dàng như Elon Musk đang vẽ ra cho giới truyền thông.

    Hiện tại, NASA chưa thể tìm ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Sao Hỏa có thể là nơi cư trú thích hợp trong tương lai dành cho loài người, thậm chí nếu các nhà khoa học có tìm ra những điều kiện phù hợp thì chưa ai dám nghĩ tới chuyện sẽ mất bao lâu để con người có thể xây dựng một thành phố cho hàng nghìn người có thể sinh sống và những thành phố như vậy sẽ tồn tại trong thời gian bao lâu.

    Vì vậy, trước khi các nhà khoa học có thể làm được bất kỳ điều gì thì chúng ta đừng quá mơ tưởng về một cuộc di cư cấp độ hành tình trên những con tàu vũ trụ khổng lồ mà hãy tận hưởng cuộc sống trên Trái Đất này đã.

    Xin đừng cắm cờ như trên Mặt Trăng

    Sự kiện con người đặt chân lên Mặt Trăng đã mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới, mặc dù tính xác thực của nó gần đây đang bị đặt nhiều dấu hỏi nhưng không thể phủ nhận tác động tích cực của nó lên ngành khoa học vụ trũ hiện đại.

    Mặc dù vậy, hành động các nhà du hành vũ trụ Hoa Kỳ cắm lá cờ của họ lên Mặt Trăng đã nhận nhiều cái nhìn "nhíu mày" của không ít các nhà khoa học trên thế giới. Một luồng ý kiến trái chiều của giới khoa học, đặc biệt là những chuyên gia nghiên cứu tại Châu Âu, ngay sau khi sự kiên năm 1969 diễn ra là "Hoa Kỳ đang biết Mặt Trăng thành Nam Cực thứ hai."

    Cắm cờ trên Mặt Trăng không phải là một hành động được chào đón dưới góc nhìn khoa học.

    Cắm cờ trên Mặt Trăng không phải là một hành động được chào đón dưới góc nhìn khoa học.

    Châu Nam Cực sau khi được khám phá vào thế kỷ 19 đã trở thành vùng đất bị tranh chấp nhiều nhất trong vòng 200 năm trở lại đây khi có rất nhiều nước tiến hành cắm cờ để đánh dấu quyền sở hữu với lục địa lạnh giá này.

    Phải mất một thời gian khá lâu các quốc gia mới có thể giàn xếp với nhau thông qua Hiệp ước Nam Cực được ký năm 1959 với sự tham gia của 12 nước, cho đến nay đã có 49 quốc gia ký kết. Hiệp ước nghiêm cấm các hoạt động quân sự và khai thác khoáng sản, cấm các vụ thử hạt nhân và đổ chất thải hạt nhân, khu vực này dùng để phục vụ cho nghiên cứu, và bảo vệ vùng sinh thái của lục địa. Các thí nghiệm đang được tiến hành với sự tham gia của hơn 4.000 nhà khoa học từ nhiều quốc gia.

    Quay trở lại với chủ đề đi cư ra ngoài không gian, như đã đề cập phía trên nếu Trung Quốc có thể vượt mặt Hoa Kỳ trong tương lai thì rất có thể họ sẽ là những người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa. Hãy tưởng tượng nếu như những nhà du hành vũ trụ Trung Quốc cũng cắm quốc kỳ của họ lên hành tình Đỏ giống như Neil Amstrong đã làm cách đây gần nửa thế kỷ, thì chắc chắn một cuộc "tranh chấp Châu Nam Cực" sẽ diễn ra một lần nữa trên bề mặt Sao Hỏa và rất có thể sẽ dẫn đến những cuộc xung đột với quy mô vũ trụ trong tương lai giữa các nước lớn.

    Rõ ràng là các quốc gia phải loại bỏ ý nghĩ về lợi ích ngắn hạn như quyền sở hữu với những vùng đất xa xôi ngoài không gian thì con người mới có thể có được những cuộc di cư ra ngoài vũ trụ trong hòa bình.

    Mạnh vì gạo, bạo vì tiền

    Câu nói này càng đúng đối với công cuộc thám hiểm không gian của loài người khi mà ai cũng hiểu mức độ tốn kém của nó lớn như thế nào và không phải quốc gia nào cũng có thể đáp ứng được, thậm chí những cái tên thuộc hàng "đại gia" như Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng phải nhăn mặt về vấn đề này.

    Lấy ví dụ NASA, mặc dù đầu năm nay Quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn kế hoạch chi 18,1 tỷ USD cho ngân sách hoạt động của cơ quan này nhưng có đến gần 80% số tiền này là thuộc kế hoạch hoàn thành trạm vũ trụ quốc tế ISS trước năm 2024, số tiền còn lại không đủ để chương tình thám hiểm Sao Hỏa của họ hoàn thành trước năm 2020 và có nguy cơ kéo dài đến tận năm 2030 nếu không được bổ sung.

    Ngân sách hoạt động của NASA tương đối hạn chế.

    Ngân sách hoạt động của NASA tương đối hạn chế.

    Đó là trường hợp của những cơ quan chính phủ, vậy những tập đoàn tư nhân như Space X hay Virgin Galactic thì sao? Ariel Waldman nhận định những cái tên này có thừa nguồn lực tài chính nhưng cái họ thiếu chính là nền tàng khoa học cũng như những chuyên gia hàng đầu. Có lẽ đây là lý do chính khiến những vụ phóng tên lửa vũ trụ gần đây của Space X liên tiếp gặp thất bại.

    Chắc chắn ai đó sẽ đặt ra câu hỏi tại sao SpaceX không hợp tác với NASA bằng cách tài trợ chi phi để nhận được những kiến thức đáng giá về khoa học vũ trụ và thiên văn học. Giải thích ngắn gọn cho câu hỏi này nhà thiên văn học Neil deGrasse Tyson, người dẫn chương trình cho bộ phim tài liệu Cosmos: A Spacetime Odyssey trên kênh National Geographic, cho biết NASA là một cơ quan nghiên cứu khoa học nên chắc chắn có mục đích hoạt động khác với SpaceX - một công ty tư nhân - thậm chí với tham vọng của Elon Musk thì chưa chắc SpaceX sẽ đi theo đúng con đường khoa học như NASA.

    Cách đây không lâu NASA đã tuyên bố họ sẽ có thể đưa con người lên thám hiểm Sao Hỏa trong vòng nhiều nhất là 20 năm nữa nếu chương trình này của họ có ngân sách hoạt động khoảng 80 đến 100 tỷ USD nhưng tình trạng vừa nêu phía trên thì chưa chắc kế hoạch này sẽ thành hiện thực cho đến hết thế kỷ.

    Điều này cho thấy mức độ tốn kém của các dụ án liên quan đến vấn đề khám phá không gian lớn như thế nào và để giấc mơ di cư ra ngoài vũ trụ của nhiều người trở thành sự thật thì số tiền nhân loại phải chi chắc chắn lớn hơn chính giấc mơ đó.

    Đừng vội mơ mộng

    Những thành phố vũ trụ như thế này vẫn đang là giâc mới với loài người.

    Những thành phố vũ trụ như thế này vẫn đang là giấc mơ với loài người.

    Người ta thường nói không ai đánh thuế giấc mơ nhưng với giấc mơ kiểu loài người sẽ rời bỏ trái đất và di cư ra ngoài vũ trụ thì thật khó có thể thực hiện được nếu chưa giải quyết được những vấn đề đã nêu trên. Và một điều nữa cần phải bàn đến là liệu con người có nên từ bỏ ngôi nhà của chính mình?

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày