Dùng smartphone sai cách rất hại cho mắt nhưng kính thực tế ảo lại giúp tăng cường thị giác

    Quân Nguyễn,  

    Người dùng bắt đầu tỏ ra hoài nghi về sự ảnh hưởng của công nghệ VR với sức khỏe của họ. Clifton Schor, Giáo sư nhãn khoa tại Đại học California đã lên tiếng về vấn đề này.

    Năm nay là một năm bùng nổ của các sản phẩm kính thực tế ảo. Những cái tên như Google Cardboard, Hourus, Orculus, Homido… ngày càng được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, không có ít người băn khoăn liệu với khoảng cách so với mắt gần như vậy, cộng với việc đắm chìm trong không gian ảo, thì kính thực tế ảo sẽ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe người dùng?

    Công nghệ mới an toàn hơn?

    Vào đầu năm, Rony Abovitz – Giám đốc điều hành của Magic Leap (một startup mới về VR) đã khuấy đảo cộng đồng công nghệ khi nói rằng kính thực tế ảo có khả năng ảnh hưởng lâu dài tới hệ thần kinh.

    Abovitz đã chỉ đích danh loại kính sử dụng công nghệ Stereoscopic 3D. Chính là công nghệ được sử dụng bởi Olucus, Microsoft và Samsung, những đối thủ cạnh tranh của Magic Leap.

     Khả năng tương tác của các đối tượng ảo trong Magic Leap.

    Khả năng tương tác của các đối tượng ảo trong Magic Leap.

    Khi trả lời lại chủ đề AMA (Aks me anything) của mình trên Reddit, ông tin rằng công nghệ stereoscopic 3D “có thể gây ra một chuỗi các rối loạn thần kinh ngắn hoặc dài hạn”. Ông còn cho rằng “châm ngôn của công ty chúng tôi là không để bất kỳ ‘dấu chân’ nào lên não bộ của bạn. Bộ não của chúng ta rất mềm dẻo (Neuroplastic), và không có gì để nghi ngờ việc hệ thống stereoscopic 3D có khả năng làm thay đổi hệ thần kinh. Cá nhân tôi đã trải nghiệm một số loại kính này, và đương nhiên sẽ không sử dụng chúng nữa, đặc biệt khi hệ thống trường ánh sáng kỹ thuật số sắp ra mắt và an toàn hơn nhiều.”

    Những lời trên rõ ràng đang nói về cách Magic Leap tiếp cận với công nghệ tương tác thực tế. Công ty này giờ là một startup tỉ đô với hơn 4,5 tỉ USD giá trị thị trường. Nhưng chúng ta đều biết rằng sản phẩm của họ sẽ sử dụng một máy chiếu tí hon ngay trước đôi mắt người. Abovizt đã miêu tả phương pháp này là “tôn trọng mặt sinh học của hệ thống thần kinh thị giác một cách an toàn và sâu sắc.”

    “Những gì chúng tôi đang làm là cố gắng nâng cao nhận thức của người dùng về sự cần thiết của việc nhạy cảm hơn với những nguy cơ tiềm tàng mà loại công nghệ này có thể gây ra với cơ thể.” trích lời Abovizt. Ông cũng nói rằng sau khi sử dụng một thiết bị stereoscopic 3D từ hai tới ba giờ, ông đã bị thấy hình đôi và nhòe mắt đến một ngày.

    Giải thích từ phía chuyên gia

    Mặc dù hoàn toàn đúng khi nói hệ thống thực tế ảo có thể gây ra những biểu hiện không mong muốn như mệt mỏi, đau đầu và buồn nôn, nhưng không hề có bằng chứng nào cho thấy việc đeo kính VR stereoscopic 3D gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

     Đắm chím trong thực tế ảo gây ra hiệu ứng phụ không tốt.

    Đắm chím trong thực tế ảo gây ra hiệu ứng phụ không tốt.

     “Chẳng có bằng chứng xác thực nào cả,” trích lời Martin Banks, một Giáo sư nhãn khoa của Đại học California, Berkeley. “Người ta đang đưa ra những lý lẽ vụn vặt về nguy cơ tổn hại sức khỏe như thể có chuyện đó thật. Nhưng tôi chẳng thấy gì cả. Tất cả những lời buộc tội đó chỉ là nói mồm, không có gì phải lo ngại”

    Vấn đề của kính VR loại 3D stereoscopic đến từ một trong hai điều sau: Phản xạ tiền đình mắt và xung đột giữa phản xạ điều tiết-điều tiết chuyển động phân cách.

    Nếu một kính thực tế ảo không được thiết kế chuẩn, những gì người đeo nhiền thấy sẽ không được điều chỉnh nhịp nhàng với chuyển động của đầu. Điều này dẫn đến những triệu chứng khó chịu trong một thời gian ngắn sau khi không sử dụng kính VR. Những việc như lái xe là không an toàn cho đến khi những triệu chứng này biến mất. Nhưng chẳng có cơ sở nào về việc gây ảnh hưởng lâu dài đến thần kinh.

    Vấn đề thứ hai của kính VR là xung đột giữa giãn thủy tinh thể-điều tiết chuyển động phân cách. Điều mà người dùng MagicLeap không bị ảnh hưởng. Điều tiết chuyển động phân cách ngăn chúng ta khỏi triệu chứng hình đôi. Tùy vào khoảng cách vật chúng ta nhìn mà con ngươi sẽ di chuyển theo cách khác nhau. Với phản xạ điều tiết, thủy tinh thể sẽ phồng lên hay xẹp đi để ta có thể nhìn rõ vật thể.

    Con người đã tiến hóa để hai hệ thống trên hoạt động song song. Trên thực tế, bạn sẽ nhìn hình ảnh đơn và mắt sẽ điều tiết để nó sắc nét. Nhưng khi đéo kính 3D stereoscopic, hệ thống trên bị gián đoạn. Đôi mắt sẽ tập trung vào phía trước màn hình để thấy được hình ảnh hiện lên tại đó, nhưng để nhìn được nét thì mắt sẽ phải lấy nét ngay trên màn hình. Do đó có thể gây ra một số tác dụng phụ trên một vài người.

    Clifton Schor, Giáo sư nhãn khoa tại Đại học California đã nói rằng, điều này về lâu dài, thị giác người dùng sẽ được cải thiện. Ông so sánh việc sử dụng kính 3D stereoscopic với tập tạ.

     Cách mà bạn luyện tập mắt.

    Cách mà bạn luyện tập mắt.

    “Rõ ràng là họ đang luyện tập cho đôi mắt khi sử dụng chúng,” trích lời Schor. “Họ khiến mắt trở nên khỏe mạnh hơn bởi đó chính là cách mà chúng ta tăng cường thị giác.” Chỉnh thị, một phương pháp điều trị cho những vấn đề về thị giác như lác mắt, suy giảm thị giác... bằng cách dùng xung đột giữa phản xạ điều tiết và điều tiết chuyển động phân cách.

    Vì vậy nếu bạn thực sự có cơ hội để thử nghiệm kính thực tế ảo, hãy chú ý về những tác dụng phụ ngắn hạn. Nhưng với những nguy hại dài hạn cho sức khỏe, sẽ chẳng có gì phải lo sợ cả.

    Tổng hợp

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ