Hố đào bằng tay sâu nhất thế giới

    Nova,  

    Một chiếc hố khổng lồ rộng 500m và sâu 400m, đây là thành quả lao động của 50.000 công nhân làm việc cật lực, bốc dỡ 22,5 triệu tấn đất bằng những công cụ thô sơ như cuốc, xẻng.

    Big Hole (Hố Lớn), đúng với tên gọi, là hố nhân tạo do con người đào bằng tay sâu nhất từ trước đến nay, đây vốn là một mỏ kim cương cũ thuộc địa phận Kimberley, Nam Phi. Vào thế kỷ trước, hàng nghìn người đến đây tìm kim cương đã đào một cái hố đường kính 500m, sâu 400m chỉ bằng vật dụng cầm tay như cuốc và xẻng.

     HÌnh ảnh Big Hole hiện nay.

    HÌnh ảnh Big Hole hiện nay.

    Năm 1871, người ta phát hiện thấy kim cương ở Kimberley. Sau một năm, có tới 3.500 người đã đến đây phân chia ranh giới các vùng với hy vọng là đào được kim cương. Ngày này qua ngày khác, chỉ bằng quốc và xẻng họ đã đào được hơn 25 tấn đất đá mỗi ngày. Ở đây đã khai thác được 3 tấn kim cương. Đến năm 1915 thì hố khổng lồ sâu 400m này bị bỏ hoang do có rất nhiều vụ sụt lở đất đá vô cùng nguy hiểm.

    Những viên kim cương được tìm thấy tại Kimberly được hình thành trong mạch núi lửa thẳng đứng. Các mạch núi lửa nằm ngay dưới trang trại của hai người nhập cư tới từ Hà Lan. Họ chính là anh em nhà De Beers: Johannes Nicolaas và Diederik Arnoldus. Hai người đã mua mảnh đất này để làm trang trại, chứ không phải để đào kim cương. Ngay sau khi viên kim cương đầu tiên được tìm tại đây bởi một đầu bếp, anh em nhà de Beers không thể ngăn cản những tay săn kim cương bằng những biển báo cấm nên cuối cùng họ 0đã quyết định bán đất.

    Về sau, mặc dù không trở thành chủ của những mỏ kim cương khổng lồ nhưng 1 trong số những mỏ này cũng như ngành công nghiệp kim cương đều mang tên họ. Đó là mỏ kim cương De Beers và công ty khai thác mỏ De Beers do Cecil John Rhodes và Charles Rudd thành lập vào năm 1888. Ngày nay De Beers đã trở thành công ty thống trị thị trường, cung cấp 40% lượng kim cương trên thế giới và sở hữu hơn 70% số mỏ kim cương ở Nam Phi.

     

    Big Hole, hố sâu nhất được đào bằng tay.

    Những viên kim cương được khai thác đầu tiên ở một mỏ lộ thiên, dọc theo mạch núi lửa. Sau đó, ngọn đồi Colesberg Kopje thuộc khuôn viên trang trại biến mất và trở thành một cái hố sâu. Kết quả là xuất hiện hố đào Big Hole (mỏ Kimberley) như ngày nay. Từ năm 1866 đến 1914, người ta đã khai thác được khoảng 3 tấn kim cương tại mỏ này. Đó là thành quả lao động của 50.000 công nhân làm việc cật lực, bốc dỡ 22,5 triệu tấn đất bằng những công cụ thô sơ như cuốc, xẻng.

    Trong suốt khoảng thời gian của thế kỷ 20, De Beer chính là tập đoàn nắm giữ nguồn cung kim cương thô lớn nhất thế giới. De Beers kiểm soát 90% lượng kim cương thô trên thế giới và khống chế cả cung lẫn cầu. Kim cương không hề hiếm, nhưng họ đã thu gom bằng hết và chỉ bán ra theo chiến lược nhằm khống giá. Bán cho ai, bán bao nhiêu, bán giá nào đều là quyền của họ. Thậm chí, DeBeers còn có một kho kim cương thô chưa qua xử lý tại London. Vì lý do này, nhiều nước đã từ chối cho phép DeBeers tiến hành hoạt động kinh doanh trong đó có cả Hoa Kỳ và Canada...

    Thế kỷ 21 đánh dấu những sự thay đổi lớn của De Beers khi các công ty sản xuất kim cương bắt đầu nổi dậy chống lại sự độc quyền của tập đoàn này, đặc biệt là tại Zaire, Israel. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc nổi dậy này đều bị lắng xuống sau khi De Beers xả các kho kim cương có chất lượng tương đương với kim cương của các nước đó. Tuy nhiên, điều này đã khiến nhu cầu kim cương giảm đáng kể. Thời gian gần đây, nhiều quốc gia có nguồn dự trữ kim cương lớn như Nga, Canada và Australia, đã từ chối tham gia hợp tác vào hệ thống kênh phân phối duy nhất của De Beers. Cộng thêm việc giá kim cương giảm buộc De Beers phải thay đổi chiến lược của mình.

    Cuối thập kỷ trước, thay vì tập trung vào đánh bóng thương hiệu và phát triển các cửa hàng bán lẻ, De Beers chuyển sang chú trọng cung cấp kim cương thô và nắm giữ toàn ngành công nghiệp. Năm 2011, lợi nhuận của De Beers tiếp tục tăng vọt nhờ việc mở thêm nhiều cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Chỉ trong năm đầu năm 2011, lợi nhuận của công ty đã tăng thêm 74% và số cửa hàng của tập đoàn này tăng từ 1 năm 2001 lên 39 vào năm 2008, trong đó chỉ riêng tại châu Á có tới 17 cửa hàng.

    Hiện tại, DeBeers nắm giữ tới 75-80% nguồn cung kim cương thô trên toàn thế giới nên rất khó có thể xảy ra chuyện kim cương bỗng nhiên trở thành một mặt hàng thông dụng mà ai cũng có thể mua được. Mặc dù giờ đây, De Beers không còn là đế chế độc quyền quyền lực nhất thế giới nhưng tập đoàn này vẫn tiếp tục kiếm ra hàng tỷ đôla mỗi năm.

    Tham khảo BBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ