Khám phá những công nghệ tương lai sẽ hỗ trợ việc bắt tội phạm

    Green, kid_kut3_01@yahoo.com 

    Khoa học đã giúp đỡ lực lượng cảnh sát rất nhiều trong cuộc chiến với các loại tội phạm !

    Thực tế, suy nghĩ của mỗi người về lực lượng cảnh sát rất khác nhau. Một số thì cho rằng họ là một lực lượng hùng mạnh tồn tại để phục vụ và bảo vệ dân chúng, trong khi, một số khác chỉ coi họ là tay sai, bị lạm dụng bởi bộ máy chính quyền để chèn ép nhân dân. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, công an – cảnh sát là một bộ phận vô cùng quan trọng của xã hội, góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn trật tự, trị an của đất nước. Họ luôn làm việc chăm chỉ mỗi ngày để ngăn chặn những tệ nạn của xã hội, duy trì hòa bình, trật tự trong cộng đồng.

    Ngày nay, những thủ đoạn, mánh khóe phạm tội ngày càng tinh vi hơn, đặc biệt là với sự phát triển của khoa học công nghệ, tội phạm trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Lực lượng cảnh sát cũng vậy, cũng phải thay mới từng ngày và trong tương lai, với sự giúp đỡ tích cực của khoa học, họ sẽ kiểm soát được tình hình phạm tội một cách hiệu quả. Hãy cùng điểm qua một vài đột phá khoa học trong công việc của lực lượng cảnh sát trong bài viết dưới đây.

    Còng tay công nghệ cao

    Khám phá những công nghệ tương lai sẽ hỗ trợ việc bắt tội phạm

    Có thể bạn chưa biết nhưng, ngày 20 tháng 2 hàng năm là ngày Quốc Tế Còng Tay, một ngày lễ không chính thức để kỉ niệm ngày sinh của những chiếc còng tay hiện đại. Phiên bản chiếc còng tay mà chúng ta đều biết đó là sáng chế của George A. Carney vào năm 1912 và hầu như vẫn không thay đổi kể từ đó. Ngày nay, những chiếc còng tay hiện đại đã được sử dụng rộng rãi bởi các sở cảnh sát trên toàn thế giới và hầu hết được sản xuất bởi công ty Peerless Handcuff, công ty đã mua lại bằng sáng chế từ George A. Carney.

    Tuy nhiên, mới đây một phiên bản còng tay mới đang hứa hẹn những thách thức với Carney. Những chiếc còng tay công nghệ cao này không chỉ giúp kiểm soát mà còn có thể tạo ra xung điện hoặc gây mê người tạm giữ khi cần thiết. Nó được phát triển bởi một công ty Mỹ có tên gọi là Scotsdale Inventions, bao gồm một microphone, một camera và một máy cảm biến có thể xác định được vị trí hiện tại, tình trạng sức khỏe của người bị còng. Nếu tội phạm cố tình phản kháng hoặc cướp vũ khí của sĩ quan cảnh sát, một xung điện sẽ tác động trực tiếp đến cổ tay người đó. Cường độ của cú sốc điện có thể dao động từ 20,000 đến 150,000 volts và kéo dài trong khoảng 10 giây.

    Đạn GPS

    Khám phá những công nghệ tương lai sẽ hỗ trợ việc bắt tội phạm

    Theo thông tin từ FBI, khoảng 40% những cuộc rượt đuổi của cảnh sát sẽ kết thúc trong tai nạn và một phần ba số ca tử vong trong đó là của những người dân vô tội xung quanh. Trong tháng 12 năm 2013, bốn cảnh sát trong một cuộc rượt đuổi đã gây ra cái chết của năm người dân ở Los Angeles. Đó là những con số đáng sợ và nhiều người đã chỉ trích cách làm này của những sĩ quan cảnh sát trong cuộc chiến chống tội phạm. Đó chính là lí do tại sao mà công ty Starchase, trụ tại Virginia, đang từng ngày giúp đỡ họ trong việc giảm thiểu rủi ro và tăng tính hiệu quả trong những cuộc rượt đuổi tốc độ cao.

    Họ đã phát minh ra một thiết bị GPS cực nhỏ, có thể bắn về phía một chiếc xe đang bỏ chạy. Trong khi nghi phạm đang tẩu thoát, thiết bị GPS đó – chứ không phải là xe cảnh sát – sẽ theo dõi và thông báo địa điểm của chiếc xe tới những nhân viên cảnh sát trong khu vực lân cận. Một khi các thiết bị GPS này được gắn vào, các sĩ quan sẽ được nhận cảnh báo mỗi 3 -5 giây. Xe cảnh sát bắn thiết bị GPS này thậm chí có thể tắt còi báo động và làm nghi phạm nghĩ rằng không có ai đuổi theo. Công cụ này hi vọng sẽ giúp ích rất nhiều trong những cuộc rượt đuổi tốc độ cao mà có thể gây ra rất nhiều hậu quả sau đó.

    Camera dự báo bạo lực

    Khám phá những công nghệ tương lai sẽ hỗ trợ việc bắt tội phạm

    Camera giám sát là một phần không thể thiếu trong cuộc chiến chống tội phạm trên thế giới. Thế nhưng, khác với dự đoán ban đầu, những chiếc camera không thể làm giảm được hoạt động tội phạm đang diễn ra ngày một tinh vi hơn. Mới đây, một phát minh mới trong công nghệ giám sát đã thực sự mang lại hiệu quả trong công việc này. Shahriar Nirjon và các đồng nghiệp của ông từ Đại học Virginia đã tạo ra một chiếc camera có thể tiên đoán nếu một người định làm một điều gì đó có khuynh hướng bạo lực.

    Chiếc camera này tạo ra một bộ xương 3D của đối tượng và phân tích chuyển động của nó và phát hiện những hành động bạo lực. Máy quay của Nirjon có thể dự đoán một cú đá với độ chính xác 90% mà không cần đối tượng phải đối mặt với camerra. Họ cũng đang tiếp tục nghiên cứu một chiếc camera có thể dự đoán qua lời nói.

    NYPD2020

    Khám phá những công nghệ tương lai sẽ hỗ trợ việc bắt tội phạm

    Thành phố New York là một trong những nơi có lực lượng cảnh sát đông là hùng mạnh nhất trên thế giới, với 34,500 sĩ quan cảnh sát và khoảng 51,000 nhân viên tổng thể. Con số này có nghĩa rằng, cứ 250 người dân New York thì có một người là cảnh sát. Tuy vậy, mặc dù có một lực lượng đông đảo hơn cả FBI, New York vẫn là nơi có nhiều hoạt động phạm tội nguy hiểm. Tình hình phạm tội ở New York cao hơn khoảng một phần ba so với mức trung bình ở Mỹ, và khoảng 2,817 tội phạm tình dục được ghi nhận sống ở đây. Tuy vậy, trong năm ngoái Sở cảnh sát New York NYPD đã tiết lộ một dự án hiện đại hóa lực lượng cảnh sát có thể kiềm chế được vấn đề phạm tội ở thành phố này.

    Dự án này được gọi là NYPD2020 và mục đích chính của nó là tạo ra những chiếc xe cảnh sát được trang bị những thiết bị hiện đại giúp công việc của họ trở nên hiệu quả hơn. Một trong số đó là máy quét hồng ngoại có thể đọc và ghi nhớ mỗi số mà nó phát hiện – từ biển số đến các địa chỉ và có thể tự động gửi dữ liệu đến trụ sở của NYPD. Điều này sẽ giúp các nhân viên cảnh sát có thể theo dõi những chiếc xe đã bị đánh cắp hoặc sử dụng cho mục đích phạm tội trước đó. Những chiếc xe cũng sẽ được trang bị camera để có thể stream video trực tiếp về trụ sở.

    3D-ID

    Khám phá những công nghệ tương lai sẽ hỗ trợ việc bắt tội phạm

    Một trong những nhiệm vụ quan trọng và khó khăn trong việc điều tra tội phạm, đặc biệt điều tra pháp y đó là xác định cái chết. Ở Ấn Độ, cảnh sát ước tính rằng có đến 102 xác chết bị bỏ lại mỗi ngày trên khắp đất nước. Hầu hết khó có thể xác định được danh tính. Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học North Carolina đã phát minh ra một hệ thống có thể nhận diện xác chết một cách dễ dàng hơn.

    Nhà nhân chủng học Ann Ross và nhóm của cô đã tạo ra một phần mềm gọi là 3D- ID có thể xác định danh tính của một xác chết thông qua hộp sọ của họ. Phần mềm này so sánh hộp sọ với cơ sở dữ liệu được lưu trữ trong phần mềm, sẽ giúp các nhà điều tra xác định được người thân và giới tính của xác chết đó. Sau đó, họ có thể sử dụng những thông tin này để nhận diện danh tính của người đã chết.

    Hệ thống xác định DNA gần như lập tức - RapiDNA

    Khám phá những công nghệ tương lai sẽ hỗ trợ việc bắt tội phạm

    Trái với những gì chúng ta thường thấy trên TV, việc xác định một mẫu DNA không hề đơn giản như vậy. Nó đòi hỏi thời gian dài, những thiết bị đắt tiền và những phương pháp hết sức nghiêm ngặt. Tuy vật, một công ty có tên là LGC Forensics hứa hẹn một thiết bị mới có thể xác định DNA của một người chỉ trong vòng khoảng 1 tiếng đồng hồ.

    Họ gọi nó là RapiDNA, và tiện lợi hơn, nó còn có thể cầm tay và mang đến hiện trường phạm tội để phân tích ngay lập tức. Có kích thước khá gọn, RapiDNA có thể xác định những thông tin di truyền từ các chất hữu cơ như máu, nước bọt, tinh dịch để lại trên hiện trường vụ án. Thông tin này có thể được so sánh với những mẫu DNA trên cơ sở dữ liệu quốc gia để tìm ra nghi phạm. Tất cả công việc này chỉ diễn ra chưa đầy 60 phút.

    Hình ảnh giác mạc

    Khám phá những công nghệ tương lai sẽ hỗ trợ việc bắt tội phạm

    Những chương trình truyền hình như NCIS và CSI thường xuyên miêu tả những cảnh những thám tử, cảnh sát chăm chú vào màn hình máy tính để phân tích,cố gắng xác định nghi phạm thông qua những bức ảnh hay đoạn clip với độ phân giải thấp ghi lại được. Có lẽ lấy từ cảm hứng của những chương trình này, các nhà nghiên cứu Rob Jenkins và Christie Kerr đang tiến hành phát triển một phương pháp gọi là lấy hình ảnh từ giác mạc, một cách đơn giản để xác định người hoặc đồ vật được phản chiếu trên giác mạc của người đó.

    Sử dụng một chiếc máy ảnh kỹ thuật số, các nhà khoa học chụp lại khuôn mặt người đó và phân tích giác mạc qua một phần mềm xử ý hình ảnh. Họ phát hiện ra rằng giác mạc của người đó có thể phản ánh lại hình ảnh lúc bức ảnh được chụp và hoàn toàn có thể xác định được danh tính của người chụp bức ảnh đó.

    Khám nghiệm tử thi ảo

    Khám phá những công nghệ tương lai sẽ hỗ trợ việc bắt tội phạm

    Khám nghiệm tử thi là một phần của những cuộc điều tra, đặc biệt trong những vụ án liên quan đến giết người hoặc tự tử. Tuy nhiên, không phải lúc nào cảnh sát cũng có thể tự do khám nghiệm người đã chết. Có nhiều tôn giáo, không cho phép họ làm điều này. Đó là lý do tại sao một phương pháp mới đã được phát triển để giải quyết vấn đề này. Đó là phương pháp khám nghiệm tử thi ảo, kết hợp giữa chụp CT và MRI sẽ tạo ra một hình ảnh 3D của cơ thể, giúp các bác sĩ có thể “mổ xẻ” qua máy tính mà không cần tác động lên cơ thể. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có thể giảm thiểu được những sai sót trong mô tả khám nghiệm tử thi, ví dụ những vấn đề về bệnh lý học…

    Người máy cảnh sát – Robocop

    Khám phá những công nghệ tương lai sẽ hỗ trợ việc bắt tội phạm

    Nhắc đến Robocop không thể nhắc đến bộ phim khoa học viễn tưởng cùng tên sản xuất vào năm 1987, khi mà một sĩ quan cảnh sát sau khi bị giết chết tàn nhẫn được đưa trở lại cuộc sống dưới dạng rô-bôt. Thực tế, hàng ngày, có một lượng lớn các nhân viên cảnh sát gặp phải những chấn thương nghiêm trọng trong cuộc chiến với tội phạm, nhiều người trở thành tàn tật.

    Một sự hợp tác giữa Đại học Quốc tế Florida và lực lượng Hải quân Mỹ có thể giúp cảnh sát bị khuyết tật có thể trở lại công việc thường ngày của mình. Dự án này giúp các nhân viên cảnh sát này vẫn có thể tuần tra đường phố và ngõ hẻm, viết vé phạt và nhận những cuộc gọi 911 thông qua những chú robot. Các robot này được họ điều khiển ở trụ sở và như một nhân vật đại diện cho cảnh sát đó.

    Những chuyên gia nhận dạng

    Khám phá những công nghệ tương lai sẽ hỗ trợ việc bắt tội phạm

    Theo các nhà tâm lý học, họ là những người không bao giờ quên được khuôn mặt người khác. Nhiều người cho rằng đây là một mối lo ngại, nhưng cảnh sát London lại nghĩ khác. Họ là một trong những nguồn trợ giúp đắc lực trong việc giải quyết tình hình phạm tội ở thành phố. Khoảng 200 người có khả năng đặc biệt này đã được tuyển chọn bởi Sở Cảnh sát London để trở thành một đơn vị đặc biệt của London. Đơn vị này đã phá được nhiều vụ án quan trọng, từ những vụ cướp đơn giản cho đến những vụ giao dịch ma túy lớn, chủ yếu là dùng khả năng kì lạ của mình để nhận ra khuôn mặt của thủ phạm.

    Trong năm cuộc bạo loạn năm 2011 ở London, khoảng 30% trong số 5,000 vụ bắt giữ là do những “siêu nhận dạng” này. Thậm chí, một người có thể nhận dạng được khoảng 300 nghi phạm nổi loạn trong quá trình điều tra.

    Tham khảo : Listverse.com

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ