Khoa học bóc mẽ 4 pha "chém gió quá tay" trong các bộ phim nổi tiếng

    PV,  

    Những bộ phim này chứa đựng nhiều chi tiết rất vô lý xét về mặt khoa học nhưng không phải ai cũng đủ "minh mẫn" để nhận ra.

    Vẫn biết điện ảnh là tổng hợp từ những ý tưởng mới lạ, độc đáo do đạo diễn nghĩ ra, nhưng tất cả vẫn phải bám theo logic thông thường.

    Trên thực tế có những bộ phim dù gây được tiếng vang lớn nhưng trong đó lại chứa đựng nhiều chi tiết xét về mặt khoa học lại "hư cấu" quá đà mà không phải ai trong chúng ta cũng có thể nhận ra.

    1. The Flash – Người hùng Tia chớp

    Các fan của DC Comics chắc hẳn không xa lạ gì với nhân vật này - anh chàng cảnh sát Barry Allen với khả năng di chuyển với vận tốc "ánh sáng".

    Trong phim, Tia chớp sử dụng khả năng này để giải cứu người bị nạn, chống lại tội phạm... nói chung là để giải cứu thế giới như mọi siêu anh hùng khác.

    Thế nhưng dù tạm bỏ qua lý thuyết của Einstein về chuyện không có thứ gì đạt đến được vận tốc ánh sáng thì câu chuyện cứu người của người hùng này đáng lẽ phải "thảm khốc" hơn rất nhiều.

    Nguyên do là bởi với tốc độ khủng khiếp đó, lực tác động khi được cứu thậm chí có thể khiến người bị nạn... chết ngay tại chỗ.

     Lao vào như thế này thì còn gì là người...

    Lao vào như thế này thì còn gì là người...

    Theo một số tính toán, một người "may mắn" được The Flash ra tay cứu rỗi sẽ phải chịu áp lực gấp 6 lần so với khi bị tông trực diện bởi một chiếc taxi đang chạy với vận tốc cao.

    2. Home Alone - Ở nhà một mình

    Serries phim hài "Ở nhà một mình" có lẽ đã quá quen thuộc rồi đúng không, đặc biệt là đối với các 8x, 9x.

    Những pha đối phó cực chất của cậu nhóc Kevin với 2 tên trộm thực sự lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả (vì... buồn cười quá thôi).

     Chú nhóc Kevin McAllister do Macaulay Culkin thủ vai.

    Chú nhóc Kevin McAllister do Macaulay Culkin thủ vai.

    Tuy nhiên theo bác sĩ Ryan St. Clair (Mỹ), nếu những pha chơi khăm của cậu nhóc này diễn ra ngoài đời thực thì 2 tên trộm trong phim có lẽ đã... chết rất nhiều lần.

    Ví dụ cảnh tên trộm bị cả thùng sơn rơi trúng mặt. Đúng ra hắn sẽ bị gãy kha khá răng và xương mặt. Thậm chí hắn sẽ bị vỡ hốc mắt, đồng nghĩa với việc hai con mắt sẽ … “nhảy” ra ngoài.

     Tội cho tên trộm đó...

    Tội cho tên trộm đó...

    Nhưng đó còn chưa là gì với việc dùng đèn xì để đốt cháy tên trộm. Hắn đã đứng dưới ngọn lửa khoảng 7 giây và khi đó nhiệt độ của đèn xì có thể lên tới 3.000 độ C.

    Với nhiệt độ này, không những da đầu của tên trộm bị thiêu rụi mà xương sọ cũng sẽ bị tổn hại nghiêm trọng dẫn đến hoại tử.

     Lúc đó thì chỉ có... giời cứu.

    Lúc đó thì chỉ có... giời cứu.

    3. Interstellar – Hố đen tử thần

    Năm 2014, hãng phim Paramount Pictures và Warner Bros đã chung tay đem đến một "siêu phẩm bom tấn" trị giá 165 triệu USD (gần 4 ngàn tỉ VND) - tác phẩm điện ảnh viễn tưởng Interstellar.

    Phim kể về cuộc sống của Joe Cooper - một cựu kỹ sư và phi hành gia của NASA. Trên hành trình tìm một không gian mới để làm nơi trú ngụ cho loài người, Joe Cooper buộc phải lao mình vào một hố đen vũ trụ để thu thập thông tin cần thiết.

    Sau khi phát hiện mình ở trong không gian đa chiều, Cooper đã truyền thông tin trở lại Trái đất bằng cách ra hiệu cho con gái từ tủ sách trong nhà mình. Anh được cứu và tỉnh dậy trong bệnh viện nhiều năm sau, không hề già đi vì thời gian đã bị bẻ cong khi anh du hành vũ trụ.

     Một cảnh trong bộ phim Interstellar

    Một cảnh trong bộ phim Interstellar

    Tuy nhiên theo các khoa học gia, việc Cooper đi thẳng vào hố đen là chuyện... phi lí, vì trên hố đen trong phim mà Cooper đi vào được bao phủ bởi một vòng xoáy những tinh thể, khí và các hạt, với nhiệt độ có thể lên tới gần 65.000 độ C – gấp 6 lần nhiệt độ bề mặt Mặt trời.

     Hố đen trong phim Interstellar

    Hố đen trong phim Interstellar

    Như vậy, nếu suy luận logic, anh chẳng khác nào một con thiêu thân đang lao vào… bếp gas cả - tức là anh sẽ chết chắc.

    4. Skyfall – Điệp viên 007

    James Bond được biết đến là một anh chàng điệp viên điển trai, phong cách và đặc biệt sát gái. Nhưng bên cạnh đó, Bond còn có một đặc điểm nữa đó là... sống rất dai.

    Ví dụ như trong tập phim Skyfall, Bond thậm chí đã dính hẳn một viên đạn uranium vào ngực rồi ngã xuống nước, nhưng vẫn không chết.

    Còn thực tế thì sao? Các chuyên gia cho rằng số phận của James Bond sau khi dính đạn sẽ rất bi thảm nếu là ngoài đời thực.

    Để có thể bình an vô sự sau khi "ăn" một viên đạn uranium, Bond sẽ phải mang trong mình một loại virus HPV mới giúp anh miễn dịch với chất độc phóng xạ (và điều này thì không thể).

     Phim ảnh về anh chàng điển trai này thường được hư cấu quá đà

    Phim ảnh về anh chàng điển trai này thường được hư cấu quá đà

    Chưa kể, đạn uranium trong đời thực sẽ phát nổ khi chạm mục tiêu. Vì thế trường hợp may mắn viên đạn không nổ, Bond sẽ bị ung thư, còn nếu "đen" quá thì phổi của Bond sẽ vỡ nát.

    Theo Kênh14/Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ