Lịch sử Internet: Kế hoạch theo dõi Liên Xô của Mỹ

    Kuroe,  

    Cùng nhìn lại kế hoạch mà Mỹ sử dụng hệ thống mạng Internet để theo dõi các hoạt động thử hạt nhân của Liên Xô thời kỳ chiến tranh lạnh

    Năm 1973, Na Uy trở thành đất nước đầu tiên kết nối được với hệ thống mạng ARPANET của Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến Hoa Kỳ (viết tắt là DARPA). Tất nhiên, người Mỹ cho phép việc này diễn ra chỉ vì một lý do duy nhất – họ muốn theo dõi tiến trình thử hạt nhân của Liên Xô.

    Chúng ta hãy cùng đi ngược thời gian một chút để tìm hiểu về ARPANET. Ngay từ thuở mà Internet vẫn còn tương đối sơ khai, những tổ chức như NSA, CIA, bộ quốc phòng đều đã cài sẵn tai mắt theo dõi ở khắp mọi nơi. Vào thời điểm này, phía quân đội thường thực hiện công việc của mình thông qua các trường đại học, và đây chính là lý do tại sao mà kết nối đầu tiên của mạng ARPANET được thực hiện giữa Viện Nghiên cứu Stanford và Đại học California vào ngày 29 tháng 10 năm 1969. Kể từ đó, mạng ARPANET ngày càng phát triển và có thêm nhiều mắt xích trên khắp đất nước.

     Sự phát triển của ARPANET.

    Sự phát triển của ARPANET.

    Tháng 6 năm 1973, ARPANET thực hiện kết nối với Na Uy. Sự kiện này được quảng bá như một phần của kế hoạch thúc đẩy các nghiên cứu khoa học về động đất. Nhưng, đó chỉ là bề nổi của tảng băng mà thôi.

    Thỏa thuận bí mật mang tên “Rừng thông”

    Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã thực hiện việc theo dõi những động thái liên lạc giữa Liên Xô và Na Uy kể từ cuối thập niên 50. Đối với người Na Uy, việc liên lạc này để đảm bảo an toàn cho chính họ, bởi những địa điểm mà Liên Xô thực hiện thử hạt nhân tương đối gần với Na Uy. Họ lo ngại việc nguồn nước uống, cũng như các loài động vật của mình sẽ bị nhiễm phóng xạ. Trong mắt người Mỹ, việc này biến Na Uy trở thành đồng minh của mình trong việc kiểm soát tiến trình thử hạt nhân của Liên Xô, mà không cần phải đặt chân vào Liên bang Xô Viết.

    Năm 1963, Hoa Kỳ và Liên Xô cùng ký vào một bản hiệp ước hạn chế việc thử hạt nhân ở cả hai quốc gia. Và biện pháp duy nhất để đảm bảo cả hai bên sẽ thực hiện đúng hiệp ước trên là có sự theo dõi của một bên thứ ba.

    Năm 1965, Mỹ và Na Uy cùng tiến tới một thỏa thuận bí mật, đó là cho phép người Mỹ thực hiện việc theo dõi các hoạt động địa chấn tại một trạm thông tin ở Karasjok. Thỏa thuận này được đặt mật danh là thỏa thuận Rừng thông (Pine Forest), và trạm Karasjok chính thức đi vào hoạt động tháng 9 năm 1966. Trong những năm tiếp theo, người Mỹ muốn mở rộng thêm hoạt động theo dõi của họ, và thế là ARPA (Tiền thân của DARPA) chính thức vào cuộc.

     Các trạm theo dõi của Hoa Kỳ lần lượt được xây dựng

    Các trạm theo dõi của Hoa Kỳ lần lượt được xây dựng

    Một tổ chức nghiên cứu quân sự ở Na Uy đã bắt tay cùng ARPA để mở rộng chương trình theo dõi địa chấn, có tên NORSAR, với các trạm theo dõi khác ở Alaska và Montana. Trong cuốn sách viết về lịch sử tình báo Na Uy của Olav Riste, có tổng cộng 22 trạm NORSAR được dựng lên tại miền Đông và miền Nam Na Uy. Đến tháng 6 năm 1973, tất cả những trạm này đều thực hiện việc cung cấp thông tin cho các cơ quan tình báo Mỹ, thông qua một vệ tinh được kết nối với ARPANET.

    Theo nhà nghiên cứu Olav Njolstad trong bài viết năm 2007 mang tên “Tình báo hạt nhân tại Na Uy thời kỳ Chiến tranh lạnh”, NORSAR không chỉ thực hiện vai trò như một tổ chức phi-quân-sự theo dõi động đất, mà còn để thực hiện mục đích chính là thu thập các thông tin tình báo.

    Mang vỏ bọc của một tổ chức phi quân sự, nhưng thực ra NORSAR là kết quả của hợp tác tình báo giữa Mỹ và Na Uy. Trên thực thế, giám đốc của Tổ chức Nghiên cứu Quốc phòng Na Uy đã đích thân đi giám sát quá trình xây dựng các trạm theo dõi. Đồng thời, các trung tâm máy tính kết nối trực tiếp với ARPANET cũng được đặt ở ngay phía bên ngoài hàng rào của tổ chức.

    Bài báo ra mắt năm 2009 có tên “Xây dựng thế giới mạng” của nhà nghiên cứu Na Uy Jon Bing cho biết, hai kiến trúc sư Internet Lawrence Roberts và Robert Kahn đã có cuộc gặp gỡ với các thành viên của Tổ chức Nghiên cứu Quốc phòng Na Uy hồi tháng 10 năm 1972. Họ cùng nhau đến Kjeller, ở ngay phía bắc Oslo, để giúp người Na Uy xây dựng một mạng lưới liên lạc cực kỳ tiên tiến mà sau đó trở thành nền tảng cho hệ thống Internet hiện đại.

    Một trong những mục tiêu chính của ARPA là theo dõi tình hình biến động địa chấn gây ra bởi hoạt động thử nghiệm các vụ nổ hạt nhân. Điều này trở thành nguyên nhân mà Mỹ chú ý đến Na Uy, do một mảng địa chất của Nga ở gần thành phố Hamar phía bắc Na Uy. Khu vực này bị theo dõi bởi NORSAR, một tổ chức gần với Tổ chức Nghiên cứu Quốc phòng đặt tại Kjeller. Và, Na Uy trở thành đất nước đầu tiên trên thế giới có mắt xích liên kết với mạng lưới ARPANET.

    Internet không giống Miền Tây hoang dã

     Nhiều người cho rằng Internet cũng là chốn hỗn loạn không luật lệ như miền Tây hoang dã

    Nhiều người cho rằng Internet cũng là chốn hỗn loạn không luật lệ như miền Tây hoang dã

    Ngày nay, NORSAR vẫn tiếp tục thực hiện các nghiên cứu khoa học của mình về các hoạt động địa chấn ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đồng thời, tổ chức này cũng vẫn thường xuyên theo dõi các vụ thử hạt nhân ở nhiều quốc gia, trong đó có cả Triều Tiên.

    Và vì vậy mạng Internet không giống như miền Tây hoang dã một chút nào cả. Với mục đích ban đầu vốn dùng để phục vụ các cơ quan tình báo, hệ thống mạng được gây dựng nên một cách rất cẩn thận và có hệ thống.

    Tham khảo Gizmodo

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ