Chiếc jetpack này sẽ được bán ra vào năm 2016 và là phiên bản thương mại hóa đầu tiên trên thế giới.
Martin Jetpack, thiết bị bay phản lực cá nhân được phát triển trong 35 năm, là ý tưởng của một sinh viên người New Zealand lúc bấy giờ - Glenn Martin. Phiên bản thử nghiệm của thiết bị này được đưa ra bay thử vào năm 2011 và kết quả đã bay thành công ở độ cao 1.000 mét so với mặt đất trước khi đáp xuống bằng dù.
Phiên bản cải tiến với tên gọi P12 đã được trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Paris Airshow diễn ra vào tuần trước. Bên cạnh đó, một phiên bản mô phỏng cũng được đem đến triển lãm này nhằm tạo điều kiện cho người tham quan được trực tiếp trải nghiệm cảm giác lái thiết bị này.
Được biết, chiếc Martin Jetpack trang bị động cơ V4 200 mã lực, có 2 cánh quạt đẩy và khả năng bay được trong hơn 30 phút. Tốc độ tối đa mà thiết bị này có thể bay được là 74 km/h, tầm bay cao nhất đạt 1.000 m và tải trọng tối đa 120 kg.
Peter Coker, giám đốc điều hành công ty Martin Aircraft, cho biết mặc dù chiếc Jetpack này có thể thu hút giới nhà giàu thích tìm thú phiêu lưu, nhưng thực tế thiết bị này chủ yếu nhắm đến lực lượng phản ứng nhanh cũng như phục vụ cho các công tác tìm và cứu người.
"Tôi nghĩ những người làm công tác ứng cứu sẽ thấy được tầm quan trọng của thiết bị này. Chẳng hạn như, lực lượng lính cứu hỏa có thể bay quanh khu vực để xem xét tình hình và đưa ra phương pháp ứng cứu, hoặc ngay cả lực lượng trên biển cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ truy tìm và cứu nạn trên biển. Hay thực tế hơn là những nhân viên cứu thương sẽ tiếp cận người bị nạn một cách nhanh nhất có thể", ông chia sẻ.
Theo Martin Aircraft, thiết bị Jetpack của họ dùng phương pháp bay và đáp theo phương thẳng đứng nên có thể đậu trên mái nhà hoặc bay đến những nơi có không gian tiếp cận hạn chế, giúp cho việc cứu hộ trở nên tiện lợi hơn so với máy bay trực thăng truyền thống.
Chiếc Jetpack này được thiết kế với dàn cấu trúc chắc chắn nhằm bảo vệ người lái tránh bị tác động bởi các tai nạn, bên cạnh đó hệ thống dù sẽ được bung ra để bảo toàn người lái cũng như thiết bị khi cần thiết. "Chúng tôi đem an toàn trở thành điều kiện đầu tiên khi xây dựng chiếc máy bay này", Coker cho biết.
"Độ tin cậy chính là yếu tố quan trọng nhất. Chúng tôi đã thiết kế cấu trúc máy bay này rất cẩn thận và dựa trên ý tưởng từ những chiếc xe đua F1. Bên cạnh đó, chúng tôi có hệ thống dù sẽ bung ra khi Jetpack đang ở tầm thấp nhằm bảo vệ cả người lẫn máy bay nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra", ông chia sẻ thêm.
Ruopeng Liu, chủ tịch công ty Kuang-Chi Science, cho biết nguồn đầu tư của ông vào dự án này sẽ giúp Martin Aircraft biến giấc mơ thành hiện thực. "Jetpack sẽ là máy bay cá nhân giúp con người có thể tự do bay lại và sử dụng nó để tìm kiếm, cứu hộ người khác mà không gặp phải bất kì rào cản nào", ông Liu chia sẻ.
"Nó sẽ không giống như trực thăng, vốn quá cồng kềnh, hay cũng không phải là chiếc xe vốn chẳng thể bay được. Jetpack sẽ là một thứ hội đủ tất cả và tôi tin rằng đây là sản phẩm được đem đến từ trong mơ", ông cho biết thêm.
Liu cũng chia sẻ rằng ông đang mong chờ được lái thử chiếc jetpack này và sẽ mua nó. Được biết đợt hàng đầu tiên sẽ được giao vào nửa cuối năm 2016, giá dự kiến của một chiếc Martin Jetpack là 150.000 USD (tương đương 3,2 tỉ đồng).
Tham khảo: Business Insider.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương