Ngày 10/9: Phát minh ra công nghệ nhận diện ADN qua dấu vân tay

    Trần Nam Sơn,  

    Những sự kiện đáng chú ý diễn ra vào ngày 10/9 trong lịch sử.

    Ngày 10/9/1898: Ngày sinh của Waldo Semon – cha đẻ của vật liệu PVC

    Waldo Semon, sinh ngày 10/9/1898, mất ngày 26/5/1999 ở tuổi 100, là một kỹ sư hóa học người Mỹ nổi danh với phát minh ra loại vật liệu PVC. Vào năm 1926, ông đã khám phá ra cách chuyển chất liệu polyvinyl chloride từ dạng thô, bất ổn định sang một mô hình mềm dẻo hơn.

    http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcT9bUzGppLbMytj7_UV8xtiDhWGo3lamkwO--uyEvP4Mq8JG0ld3A

    Giờ đây, PVC được sử dung trong hàng trăm sản phẩm như tấm lát sàn, các ống dẻo, da giả hay vật liệu sơn phủ. Nó được sản xuất với số lượng lớn hơn bất cứ loại chất dẻo nào khác và chỉ đứng sau polyethylene. Semon cũng có những đóng góp mang tính nền tảng trong ngành công nghiệp chất dẻo, trong đó có sáng chế của ông về các chất chống oxy hóa, hay các khám phá về ba loại vật liệu hiện được sử dụng thường xuyên nhất trong các loại đồ gia dụng: chất dẻo nhiệt polyurethane, cao su tổng hợp và cao su tổng hợp kháng dầu. Semon đã được cấp bằng sáng chế cho 116 phát minh của mình.

    Ngày 10/9/1984: Công nghệ nhận diện ADN qua dấu vân tay ra đời

    Vào ngày này năm 1984, công nghệ nhận diện ADN qua dấu vân tay đã được khám phá bởi Alec Jeffreys tại Leicester, Anh, thông qua các phim chụp Xquang trong các thử nghiệm của ông. Đầu tiên, những gì ông nhìn thấy trên phim chụp dường như chỉ là một mớ hỗn độn không hơn không kém, nhưng rồi ông nhận ra đây có thể là nhận diện sinh học dựa trên ADN của mỗi người, bởi mỗi một cá nhân đều có một mô hình ADN độc nhất.

    Kỹ thuật này, từ đó đã đóng một vai trò không thể thay thế trong khoa học hình sự, điều tra tội phạm và nhận diện thân nhân. Tuy nhiên, khám phá này dường như là một “tai nạn”, kết quả của quá trình nghiên cứu trong việc lần theo các dấu vết di truyền qua các thế hệ gia đình nhằm mục đích ban đầu là để hiểu rõ hơn về mô hình các bệnh lý di truyền.

    Ngày 10/9/1896: Cuộc phẫu thuật tim thành công đầu tiên

    Cuộc phẫu thuật này được tiến hành vào ngày 10/9/1896, bởi bác sỹ Ngoại khoa Ludwig Rehn, tại Frankfurt am Main, Đức. Cuộc phẫu thuật nhằm mục đích khâu lại một vết rách cơ tim có kích thước khoảng 1,5 cm trên thành tâm thất phải. Quả tim này thuộc về một thanh niên nam, 22 tuổi, vào viện sau khi bị đâm vào ngực sau một trận ẩu đả tại quán bar.

    http://pop.h-cdn.co/assets/cm/15/06/54cfd02ad5c02_-_heartsurgery-01-0611-xln.jpg

    Trước đây, việc khâu lại màng ngoài tim, một lớp màng nằm ngoài tim nhưng không hẳn là một phần của quả tim, đã được bác sỹ người Mỹ Henry C. Dalton tiến hành thành công vào ngày 6/9/1891. Những cuộc phẫu thuật này diễn ra vào thời kỳ các quan điểm về sự bất khả xâm phạm của quả tim đang dấy lên mạnh mẽ. Thành tựu mà Rehn đạt được đã tạo nền móng cho sự khởi đầu của chuyên ngành phẫu thuật tim mạch.

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ