Ngày 27/5: Tạo ra nhiệt độ cao nhất 510 triệu độ C trong phòng thí nghiệm

    TVD,  

    Năm 1994, các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra một tia plasma có nhiệt độ cao nhất, lên tới 510 triệu độ C bằng lò phản ứng Tokamak Fusion.

    Ngày 27/5/1994: Tạo ra nhiệt độ cao nhất 510 triệu độ C trong phòng thí nghiệm

    Năm 1994, các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra một tia plasma có nhiệt độ cao nhất, lên tới 510 triệu độ C bằng lò phản ứng Tokamak Fusion (TFTR), trong Phòng thí nghiệm Vật lý Princeton Plasma của Đại học Princeton.

    Trước đó, cũng bằng lò phản ứng Tokamak này các nhà khoa học đã tạo ra nhiệt độ kỷ lục 100 triệu độ C. Các TFTR là thiết bị đầu tiên trên thế giới được sử dụng để thí nghiệm việc giam hãm và nung nóng các tia Plasma, trong quá trình nhiệt hạch deuterium và tritium. Ngày nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu quá trình này để ứng dụng trong các nhà máy điện nhiệt hạch.

    Ngày 27/5/1931: Đường hầm gió đầu tiên được xây dựng

    Năm 1931, đường hầm gió với quy mô hoàn thiện nhất lần đầu tiên được xây dựng tại Trung tâm nghiên cứu Langley Field, Hoa Kỳ. Đây là đường hầm gió đầu tiên có thể được sử dụng để thử nghiệm các máy bay cỡ lớn, với tốc độ gió lên đến 185 km/h.

    Dòng không khí được điều khiển bởi hai cánh quạt đường kính 10m, chạy bằng động cơ điện 4.000 mã lực. Việc thử nghiệm các máy bay trong đường hầm gió mang tính thiết yếu, nó cho các nhà thiết kế thấy được những điểm cần phải sửa đổi để có được tính động lực học tốt nhất cho từng thiết kế máy bay. Đến năm 1936, NASA đã xây dựng một đường hầm gió với tốc độ dòng không khí lên tới gần 1.000 km/h.

    Ngày 27/5/ 1958 : Tiêm kích F-4 Phantom II thực hiện chuyến bay đầu tiên

    F-4 Phantom II là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu thanh hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ . Phantom bay chuyến bay đầu tiên ngày 27 tháng 5 năm 1958 do phi công Robert C. Little điều khiển. Một sự cố kỹ thuật về hệ thống thủy lực khiến không thể thu lại càng đáp nhưng những chuyến bay sau suôn sẻ hơn.

    Để trình diện chiếc máy bay tiêm kích mới của mình, Hải quân Mỹ đã thực hiện một loạt các chuyến bay phá kỷ lục trong giai đoạn đầu của việc phát triển chiếc Phantom II. Tổng cộng, Phantom lập được 16 kỷ lục thế giới, trong đó có tốc độ bay, độ cao, tầm hoạt động, thời gian hoạt động …

    Tham khảo: todayinsci

    >>Ngày 18/5: Tàu Apollo X được phóng vào vũ trụ, thiết lập kỷ lục về tốc độ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ