Ngày 29/12: Richard Feynman đặt dấu mốc đầu tiên cho công nghệ nano

    TVD,  

    Ngày 29 tháng 12 năm 1959, nhà vật lý học Richard Phillips Feynman đã có một bài phát biểu nổi tiếng mở đường cho những nghiên cứu ở cấp độ phân tử, được coi là khai sinh của ngành công nghệ nano.

    Mặc dù công nghệ nano chỉ thực sự được nghiên cứu và phát triển từ năm 1980, nhưng những lý thuyết nền móng đầu tiên của công nghệ này đã từng được đề cập vào 20 năm trước đó. Ngày 29 tháng 12 năm 1959, nhà vật lý học Richard Phillips Feynman đã có một bài phát biểu nổi tiếng mở đường cho những nghiên cứu ở cấp độ phân tử, được coi là khai sinh của ngành công nghệ nano.

    Richard Feynman là một nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái,ông nổi tiếng về tính cách cởi mở và hài hước. Tại Phòng thí nghiệm Los Alamos, ông rất thích phá các hệ thống bảo mật – và để trở thành một nhà vật lý khác thường: ông trở thành người đóng góp chủ yếu cho lý thuyết bom nguyên tử.

    Richard Feynman là người đầu tiên đặt nền móng cho công nghệ nano, nhưng phải tới 20 năm sau người ta mới thực sự nghiên cứu và phát triển công nghệ này.

    Richard Feynman là người đầu tiên đặt nền móng cho công nghệ nano, nhưng phải tới 20 năm sau người ta mới thực sự nghiên cứu và phát triển công nghệ này.

    Năm 1959, Feynman có bài phát biểu nổi tiếng “There is a plenty room at the bottom” (Còn những khoảng trống ở cấp vi mô). Trong đó, ông cho biết quan điểm về khả năng nghiên cứu và thao tác ở cấp độ nguyên tử. Với tầm nhìn tương lai rằng chúng ta có thể chế tạo, sắp xếp cấu trúc các nguyên tử để tạo nên những vật liệu mới và những cấu trúc siêu nhỏ.

    Chính Feynman cũng là người đặt nền móng cho công nghệ nanorobot. Trong một bài tiểu luận của mình sau đó, ông đề cập đến khái niệm “swallowing the doctor” với một đội ngũ robot siêu nhỏ để có thể đưa vào cơ thể người bệnh và tiến hành phẩu thuật hoặc điều trị ngay từ bên trong.

    Cũng chính Richard Feynman là người có ý tượng chế tạo những robot nano để sử dụng trong việc chữa bệnh từ bên trong cơ thể.

    Cũng chính Richard Feynman là người có ý tượng chế tạo những robot nano để sử dụng trong việc chữa bệnh từ bên trong cơ thể.

    Mặc dù là người đề xướng ra lý thuyết công nghệ nano, nhưng vào lúc đó Feynman vẫn chưa thể tiến hành nghiên cứu và ứng dụng nó vào thực tế. Vì có hai thách thức rất lớn mà ông không thể giải quyết với công nghệ khoa học thời đó. Thứ nhất là các động cơ siêu nhỏ và thứ hai là năng lượng cung cấp cho các nanorobot.

    Cho đến nay, hai thách thức này đã được giải quyết, do đó mà công nghệ nano đang có những bước phát triển vượt bậc. Các ứng dụng của nó là rất rộng lớn, từ điều trị và chữa bệnh cho đến việc chế tạo các loại vật liệu mới, lưu trữ dự liệu và công nghệ năng lượng …

    >>Ngày 28/12: Galileo phát hiện một hành tinh mới trong hệ Mặt Trời

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày