Ngày 5/3: Lý thuyết Coperican bị bác bỏ, Nhật thực đầu tiên trong lịch sử loài người
Những sự kiện đáng chú ý diễn ra vào ngày 5/3 trong lịch sử.
Ngày 5 tháng 3 năm 1616: Lý thuyết Coperican được tuyên bố là sai lầm
Lý thuyết Coperican được ghi chép lại trong một cuốn sách.
Lý thuyết Coperican do Giáo hội đưa ra, cho rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời và các vì sao quay quanh Trái đất. Vào lúc đó, mọi lý thuyết phản bác lại của các nhà khoa học như Nicolaus Copernicus hay Galileo đều bị cho là dị giáo, thậm chí còn bị đưa ra xét xử tại toàn án của Giáo Hội. Phải cho đến ngày 5 tháng 3 năm 1616, Giám mục Albano đã ký một quyết định cho rằng lý thuyết Coperican là sai lầm và bác bỏ hoàn toàn.
Ngày 5 tháng 3 năm 1223: Ghi lại hiện tượng Nhật Thực đầu tiên trong lịch sử
Hình vẽ miêu tả hiện tượng Nhật thực trên một tấm bảng được khai quật từ thành phố cổ Ugarit.
Theo như những ghi chép trên một tấm bảng được khai quật từ thành phố cổ Ugarit (Syria hiện nay), thì đã có hiện tượng Nhật thực xảy ra vào ngày 3 tháng 3 năm 1223. Các chuyên gia về thiên văn học cho rằng đây chính là hiện tượng Nhật thực đầu tiên trong lịch sử loài người, từ khi con người biết nhận thức và ghi chép lại các sự kiện. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng những người Babylon đã biết cách tính Nhật thực đầu tiên trong lịch sử.
Ngày 5 tháng 3 năm 1590: Brahe quan sát thấy sao chổi
Brahe là người đầu tiên quan sát thấy sao chổi vào năm 1590.
Năm 1590, Tycho Brahe là người đầu tiên quan sát thấy sao chổi bay qua chòm sao Song Ngư. Trước đó, vào năm 1577, ông đã phát hiện sự tồn tại của sao chổi nhờ vào việc quan sát sự thay đổi vị trí của nó, đồng thời ông cũng ước tính được khoảng cách của sao chổi là xa hơn Mặt trăng. Điều này là trái ngược với những gì Aristotle đã nói, cho rằng sao chổi là một hiện tượng diễn ra trên bầu khí quyển của Trái đất. Nhưng sau này Brahe đã chứng minh những lý thuyết của mình là đúng.
Tham khảo: todayinsci
>>Ngày 3/3: Tạp chí TIME xuất bản lần đầu tiên và những điều thú vị về danh hiệu Nhân vật của năm
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android