Ngày 8/4: Công chiếu phim 3D đầu tiên, phát hiện vết đen khổng lồ trên Mặt Trời

    TVD,  

    Ngày 8 tháng 4: Công chiếu bộ phim 3D đầu tiên trong lịch sử, phát hiện một vết đen có kích thước khổng lồ trên Mặt Trời, phát minh ra pin thể rắn.

    Ngày 8/4/1953: Công chiếu bộ phim 3D đầu tiên trên thế giới

    Máy chiếu phim 3D đầu tiên trên thế giới, sử dụng hai máy chiếu kết hợp với nhau.

    Máy chiếu phim 3D đầu tiên trên thế giới, sử dụng hai máy chiếu kết hợp với nhau.

    Có lẽ nhiều người trong chúng ta xem bộ phim 3D đầu tiên chính là Avatar vào năm 2009, tuy nhiên bộ phim 3D đầu tiên trên thế giới đã từng được công chiếc cách đây 50 năm. Đó là bộ phim Man in the Dark, được chiếu tại Nhà hát Globe ở thành phố New York. Sau đó 2 ngày, bộ phim 3D màu đầu tiên là The House of Wax được công chiếu tại nhà hát Paramount. Công nghệ lúc đó vẫn sử dụng chiếc kính có một bên màu đỏ và một bên màu xanh để chia ánh sáng đến hai mắt tạo ra hình ảnh ảo có chiều sâu.

    Ngày 8/4/1947: Phát hiện vết đen khổng lồ trên bề mặt Mặt Trời

    Vào năm 1947, một vết đen khổng lồ lần đầu tiên được phát hiện trên bán cầu Nam của Mặt Trời. Theo ước tính vết đen này có kích thước lên đến 7 tỷ dặm vuông.

    Vết đen khổng lồ trên Mặt Trời lớn gấp nhiều lần so với Trái đất.

    Vết đen khổng lồ trên Mặt Trời lớn gấp nhiều lần so với Trái đất.

    Vết đen Mặt Trời là các khu vực tối trên bề mặt Mặt Trời . Độ sáng bề mặt của vết đen vào khoảng 1/4 độ sáng của những vùng xung quanh (độ sáng này là rất nguy hiểm đối với mắt người ). Nguyên nhân xuất hiện vết đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh.

    Ngày 8/4/1886: Phát minh ra pin thể rắn

    Năm 1889, nhà khoa học người Đức Carl Gassner đã chế tạo thành công loại pin năng lượng thể rắn, hay còn gọi là pin khô. Thành phần chính của nó là kẽm, hai cực bằng carbon ở bên trong. Loại pin khô mà Carl phát minh ra là vô cùng tiện lợi, với kích thước nhỏ gọn, dễ chế tạo, dễ sử dụng, nó đã thay thế các loại ac-quy trong rất nhiều ứng dụng khác nhau của đời sống.

    Ngày 8/4/1911: Phát hiện ra tính chất siêu dẫn

    Nhà vật lý Heike Kamerlingh Onnes phát hiện ra tính chất siêu dẫn của thủy ngân vào năm 1911.

    Nhà vật lý Heike Kamerlingh Onnes phát hiện ra tính chất siêu dẫn của thủy ngân vào năm 1911.

    Năm 1911, nhà vật lý người Hà Lan Heike Kamerlingh Onnes phát hiện ra hiện tượng siêu dẫn khi đang nghiên cứu về điện trở của thủy ngân thể rắn ở nhiệt độ siêu lạnh. Ông phát hiện ra rằng khi hạ thấp nhiệt độ xuống một mức nhất định thì điện trở của thủy ngân thể rắn không còn phụ thuộc vào nhiệt độ nữa mà chỉ phụ thuộc vào nồng độ tạp chất. Ống tiếp tục hạ thấp nhiệt độ và phát hiện thấy rằng nếu nhiệt độ hạ thấp dưới 4,1 độ K thì điện trở của thủy ngân đột ngột hạ xuống 0. Đó chính là hiện tượng siêu dẫn và nhiệt độ 4,1 độ K chính là nhiệt độ tới hạn.

    Tham khảo: todayinsci

    >Ngày 4/2: Phát minh ra , bút chì, Facebook được lập bởi Mark Zuckerberg">>>Ngày 4/2: Phát minh ra khóa dán, bút chì, Facebook được lập bởi Mark Zuckerberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ