Nếu người Mỹ từng dùng bom nguyên tử để mở đường thì thật khó tưởng tượng thế giới này sẽ đi về đâu.
Một ý tưởng điên rồ suýt chút nữa đã được thực hiện bởi chính phủ Hoa Kỳ trong việc xây dựng hệ thống đường cao tốc Liên bang những năm 60 của thế kỷ trước.
Câu chuyện bắt đầu với việc đường cao tốc Liên bang số 66 và tuyến đường sắt quốc gia Santa Fe phải uốn lượn theo khu vực hẻm núi hẻo lánh của vùng núi Bristol tại sa mạc Mojave trước khi có thể tiến vào cửa ngõ phía Đông của bang California. Cả 2 tuyến đường này đóng vai trò quan trọng trong việc nối liên 2 bờ Đông-Tây của Hoa Kỳ với nhau, sau khi được hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ đầu thế kỷ 20 chúng đã bắt đầu tỏ ra cũ kỹ vào những năm 1960 và một kế hoạch tái cấu trúc lại khi lưu lượng di chuyển ngày một tăng cao.
Đường Liên bang 66 hiện nay.
Người đứng đầu tập đoàn đường sắt Santa Fe lúc đó là Ernest S. Marsh đã đưa ra kiến nghị về việc dùng thuốc nổ để xẻ một đường thẳng xuyên qua khu vực núi Bristol đủ để cho đường sắt Santa Fe mới có thể chạy qua đoạn địa hình hiểm trở này hoặc ít nhất họ phải làm được một đoạn đường hầm dài 3,2 km để "chui" qua Bristol. Nhưng chi phí cho ý tưởng bị coi là hoang đường vì chi phí sau khi tính toán đã lên tới hơn 22 triệu USD lúc đó.
Lúc này, Cục quản lý đường bộ bang California đã bắt đầu xúc tiến kế hoạch xây dựng đường cao tốc Liên bang số 40 để thay thế tuyến đường 66 cũ kỹ và họ cũng có nhu cầu tương tự khi phải giải quyết vấn đề làm thế nào để đi qua vùng nói Bristol. Thật tình cờ, Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ đã chú ý đến câu chuyện này khi đang tìm kiếm mục đích sử dụng trong thời bình của kho vũ khí hạt nhân và họ đã đề xuất một trong những kế hoạch "ngông cuồng nhất lịch sử Hoa Kỳ": sử dụng bom nguyên tử để san bằng khu vục Bristol và các đơn vị vận tải sẽ thoải mái thực hiện kế hoạch xây dựng của mình.
Mô hình mô phỏng kế hoạch CarryAll.
Kế hoạch này mang tên CarryAll - dịch vui nghĩa là: San bằng tất cả!
Năm 1963, bản kế hoạch được 4 người tham gia thảo luận là: Thống đốc bang California - Pat Brown, Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn đường sắt Santa Fe - Ernest S. Marsh, Thư ký Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ - Glenn T. Seaborg và Bộ trưởng Bộ quốc phòng Robert S. McNamara. Tất cả đều được chỉ đạo trực tiếp từ Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là John F. Kennedy.
Mặt cắt khu vực núi Bristol sau khi kế hoạch CarryAll hoàn thành.
Nội dung cụ thể của kế hoạch CarryAll là sử dụng 23 quả bom nguyên tử (tương đương sức công phá 1.830 kiloton) để xuyên thủng khu vực núi Bristol, trong đó 22 quả có sức công phá từ 20 đến 200 kiloton sẽ được chôn ở độ sâu từ 100m đến 240m dưới mặt đất. Toàn bộ số bom này sẽ thổi bay khoảng 52 triệu mét khối đất và tạo ra một đoạn đường dài 3,3 km, sâu 110 m, rộng từ 180 đến 400 m. Quả bom cuối cùng với sức công phá 100 kiloton sẽ có nhiệm vị tạo một hồ chức nước bên cạnh để thoát nước cho các công trình xây dựng trong tương lai.
Hình ảnh phác thảo của công trình đường Liên bang 40 và đường sắt Santa Fe đi qua vùng núi Bristol.
Chí phí dự kiến của kế hoạch này là khoảng 14 triệu USD, tức là đã tiết kiệm 8 triệu so với kế hoạch ban đầu của Santa Fe. Mặc dù vậy toàn bộ những ý tưởng này vẫn nằm trên giấy khi một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại Sedan Crater, Nevada đã dấy lên những quan ngại về ảnh hưởng nghiêm trọng của bụi phóng xạ. Cuối cùng thì kế hoạc xây dựng đường Liên bang số 40 và đường sắt mới của Santa Fe vẫn phải nhờ đến sức mạnh của thuốc nổ TNT để thực hiện công việc.
Việc sử dụng bom hạt nhân hiện nay đã bị cấm hoàn toàn bởi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân được ký kết năm 1968 bởi tác hại cực kỳ đáng sợ của chúng đối với cuộc sống con người, giả sử lúc đó kế hoạch CarryAll được thực hiện thì thật khó tưởng tượng thế giới hiện nay đã đi về đâu.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương