Những bức ảnh hư cấu nhất trong lịch sử (Phần III)

    TVD,  

    Tiếp theo phần 3 với những bức ảnh đã từng đánh lừa rất nhiều người trên internet.

    31. Bức ảnh selfie đầu tiên trên thế giới

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Nhiều trang web đã đăng tải bức ảnh này với chú thích rằng đây là bức ảnh selfie đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế thì việc chụp ảnh tự sướng đã có từ rất lâu trước đó. Trong khi bức ảnh ở trên được chụp vào năm 1920, thì một bức ảnh tự sướng khác được chụp bởi Robert Cornelius được phát hiện đã chụp vào năm 1839.

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    32. Thêm một bức ảnh chụp siêu Mặt trăng

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Siêu Mặt trăng dường như là đề tài yêu thích của những người chế ảnh. Bức ảnh siêu Mặt trăng ở trên khiến nhiều người lầm tưởng vì độ chân thực của nó. Ngay cả ánh sáng hắt xuống mặt biển cũng khá chân thực. Tuy nhiên đây chỉ là một bức ảnh ghép bằng photoshop.

    33. Những đám mây kỳ lạ trên đỉnh núi Phú Sĩ

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Bức ảnh đám mây kỳ lạ trên đỉnh núi Phú Sĩ là có thật, tuy nhiên nó không hư cấu như bức ảnh ở bên trái. Tuy nhiên bức ảnh này vẫn đánh lừa rất nhiều người chưa có cơ hội đến thăm quan địa danh nổi tiếng này tại Nhật Bản.

    34. Bức ảnh tia sét đánh xuyên qua một thân cây

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Bức ảnh thực sự khiến mọi người ngỡ ngàng với vẻ đẹp và máu sắc của thân cây khi bị sét đánh trúng. Nhưng tất nhiên bức ảnh này cũng chỉ là một tác phẩm đã được chỉnh sửa.

    35. Tàu con thoi phóng xuyên qua những đám mây

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Khi mới nhìn bức ảnh bên trái, nhiều người nghĩ rằng một nhiếp ảnh gia nào đó đã phải leo lên máy bay và vượt qua tầng khí quyển để chụp được bức ảnh này. Nhưng thực tế thì đó chỉ là một bức ảnh ghép với ảnh thật là tàu con thoi Challenger đang được đặt trên bệ phóng mặt đất với rất nhiều sương mù xung quanh.

    36. Một buổi picnic giữa đường cao tốc

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Bức ảnh được chụp vào năm 1973, khi một nhóm người Mỹ tụ tập ăn uống ngoài trời nhưng địa điểm là giữa đường cao tốc. Bức ảnh nhằm miêu tả nền kinh tế Mỹ sau khủng khoảng dầu mỏ khiến số lượng xe ô tô giảm đáng kể và gần như không còn chiếc xe nào chạy trên đường.  Tuy nhiên trên thực tế thì bức ảnh này được chụp tại Hà Lan năm 1973, khi mà chính phủ đưa ra chính sách “không có ô tô vào ngày chủ nhật”, theo đó cứ vào ngày chủ nhật tại Hà Lan các tuyến đường đều vắng bóng ô tô.

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    37. Bức ảnh vệ tinh cho thấy hai hòn đảo tại Greenland

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Bức ảnh với hai hòn đào có hình giống như hai người đang hôn nhau khiến nhiều người thích thú và đã được chia sẻ rất nhiều trên internet, người ta tin rằng đây là tác phẩm thú vị của tạo hóa. Nhưng trên thực tế chỉ có một hòn đảo có hình giống đầu người tại Greenland. Và hòn đảo còn lại đã được ghép them vào để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thú vị.

    38. Châu Âu và nước Mỹ nhìn từ không gian vào ban đêm

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Đó là bức ảnh được cho là chụp Châu Âu và nước Mỹ từ vệ tinh Trái đất vào ban đêm, nó cho thấy ánh sáng rực rỡ và cuộc sống nhộn nhịp của con người vào ban đêm. Tuy nhiên sự thật không đến mức như vậy, có khá nhiều bức ảnh chụp Trái đất vào ban đêm từ không gian trước đây và ngay cả vào những ngày lễ hội cũng không có nhiều ánh sáng rực rỡ như vậy.

    39. NASA cảnh báo Trái đất sẽ trải qua 6 ngày trong đêm tối năm 2014

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Đó là một câu chuyện thú vị, hấp dẫn nhưng hoàn toàn hư cấu. Trang web Huzlers đã đăng tải hình ảnh những người phát ngôn của NASA ghép với hình ảnh Trái đất để minh họa cho câu chuyện này, cho rằng NASA muốn cảnh bảo người dân về thảm họa sắp tới. Tuy nhiên sau đó thì câu chuyện bịa đặt này đã được vạch trần, trong khi đó NASA chỉ cảnh báo những mối đe dọa do bão Mặt Trời có thể gây ra.

    40. Một con sư tử đen

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Bức ảnh chụp một con sư tử đen giống như một phát hiện mới của các nhà khoa học, đây là loài sư tử chưa từng được thấy trước kia. Tuy nhiên sau khi bức ảnh gốc được công bố, người ta đã phát hiện ra rằng bức ảnh trên chỉ là ảnh đã chỉnh sửa.

    41. Một con cá đuối khổng lồ bị bắt vào năm 1933

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Bức ảnh trên cho thấy một con cá đuối khổng lồ đã bị bắt bởi thuyền trưởng AL Kahn. Tuy nhiêu nếu phân tích một chút, chúng ta có thể thấy cá đuổi là loài thân mềm, do đó cơ thể chúng sẽ phải rủ xuống khi bị treo lên như vậy. Trong thực tế các nhà khoa học cũng chưa từng xác nhận loài cá đuối nào có kích thước lớn như vậy. Bức ảnh bên dưới cho thấy một con cá đuối thật bị bắt, mặc dù có kích thước khá lớn nhưng không đến mức hư cấu như bức ảnh trên.

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    42. Ảnh chụp tượng Nữ thần tự do trong cơn bão Sandy

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Bão Sandy là một trong những cơn bão lớn nhất lịch sử thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng. Trong cơn bão có nhiều thành phố bị nước biển nhấn chìm. Tuy nhiên một bức ảnh chụp tượng Nữ thần tự do đang bị song biển đánh vào như ở trên giống trong một bộ phim thảm họa hơn là thật.

    43. Một chiếc xe đạp nằm trong thân cây 100 năm

     

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Chiếc xe đạp trẻ em nằm trong thân cây là một điểm thu hút du lịch tại đảo Vashon, Washington vì sự bí ẩn khó giải thích của nó. Tuy nhiên thay vì truyền thuyết rằng chiếc xe trong thân cây đã ở đó hàng thế kỷ  thì thực chất nó được ghi nhận từ năm 1950. Người ta cho rằng chiếc xe đạp đã bị bỏ quên và thân cây này mọc vòng qua xung quanh chiếc xe.

    44. Bức ảnh tổng thổng Kenedy sau khi bị bắn trong vụ ám sát

    Bức ảnh trên đã được đăng tải trên internet và cho rằng đây là cảnh sau khi tổng thổng Kenedy bị bắn trong vụ ám sát. Tuy nhiên trên thực tế không có nhiếp ảnh gia nào được tiếp cận tổng thống trong chuyến đi cũng như sau vụ ám sát, vì thế bức ảnh này không thể nào là thật.

    45. Ảnh chụp tổng thống Obama già đi nhanh chóng sau khoảng thời gian làm tổng thổng

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Bức ảnh so sánh ông Obama năm 2009 và năm 2014 cho thấy sự già đi nhanh chóng sau khi nhâm chức tổng thống Mỹ. Nhiều người xem bức ảnh và cho rằng vì phải lo nghĩ quá nhiều với công việc của đất nước đã khiến ông tiều tụy như vậy. Nhưng thực tế bức ảnh trên đã làm quá mọi chuyện, trong khi ảnh chụp ông Obama năm 2009 ở trên thực chất là từ năm 2005.

    46. Một trận bóng đá giữa lính Phát xít Đức và quân Đồng Minh trong ngày lễ giáng sinh

    86 Viral Images From 2014 That Were Totally Fake

    Đó là sự kiện Ngừng bắn Giáng sinh, khi mà quân Phát xít Đức và quân đội Anh đã ngừng bắn, tiến điến chào hỏi bắt tay nhau và cùng chúc mừng ngày lễ đón Giáng sinh. Họ còn cùng nhau tham gia một trận bóng đá. Nhưng bức ảnh trên không phải được chụp trong sự kiện đó, vì không hề có một người lính Đức nào trong tấm hình nếu bạn để ý.

    Theo gizmodo

    >>Những bức ảnh “hư cấu” nhất trong lịch sử (Phần I)

    >>Những bức ảnh “hư cấu” nhất trong lịch sử (Phần II)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày