Con người có thể làm được nhiều thứ kì diệu nhờ vào bộ não của mình. Nhờ vào khả năng phân tích và xử lý thông tin của não bộ mà con người đã phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Nhưng bộ não còn có thể làm nhiều hơn thế. Dưới đây là danh sách những khả năng đáng kinh ngạc của não bộ con người có thể bạn chưa từng nghe tới.
10. Chết lâm sàng
Pam Reynords là một ca sĩ nhạc blue sống tại thành phố Atlanta, Mỹ. Là một người bình thường như bao người khác cho đến cô thực hiện ca phẫu thuật phình mạch máu não. Trong suốt quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã hút hết máu ra khỏi não của cô, làm cho bộ não của Reynold rơi vào trạng thái không hoạt động trong 45 phút. Tất cả các chức năng bình thường của bộ não trong quá trình phẫu thuật từ nhận tín hiệu từ dạ dày về tình trạng no hay đói cũng như tín hiệu âm thanh và hình ảnh từ tai và mắt đều bị dừng lại.
Tuy nhiên khi tỉnh dậy, Reynolds có thể miêu tả lại quy trình phẫu thuật đã xảy ra như thế nào một cách chi tiết đến khó tin. Các bác sĩ cho rằng cô là một trong số những ví dụ rõ ràng nhất của hiện tượng có tên là trải nghiệm cận kề cái chết (NDE) đã được ghi nhận trong y học. Những trải nghiệm của Reynorld không phải là độc nhất khi một nghiên cứu được thực hiện độc lập tại một bệnh viện ở Hà Lan đã đem lại kết quả có tới 18% trong số 344 bệnh nhân bị khẳng định là đã chết về mặt sinh học trả lời rằng họ đã có những trải nghiệm sau cái chết.
Điều ấn tượng nhất trong trường hợp của Reynold là não bộ của cô được “làm chết” nhân tạo bởi đội ngũ y tế. Tuy nhiên cô vẫn không thể kể ra được một số thông tin liên quan như chiếc cưa nào đã được các bác sĩ dùng để cắt hộp sọ của cô hoặc các lời nói của đội ngũ phẫu thuật.
9. Mất khả năng tạo lập ký ức
Henry Molaison là một bệnh nhân bị mắc chứng bệnh về não. Anh là người duy nhất trên thế giới đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ thùy thái dương để chữa trị chứng suy giảm hành vi kiểm soát. Tuy nhiên sau khi phát hiện ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh, vị bác sĩ của anh đã từ chối tiến hành bất kì ca phẫu thuật nào tương tự và tham gia vận động ngăn chặn phương thức điều trị bằng cách phẫu thuật như vậy.
Vậy điều gì đã xảy ra? Việc cắt bỏ thùy thái dương giữa của não bộ nằm ở phía trên tai đã làm cho anh mắc phải chứng Anterograde amnesia hoàn toàn (một tình trạng bệnh lý không tạo được ký ức sau biến cố gây mất trí nhớ). Vì thế, Molaison hoàn toàn không thể tạo cho mình bất kì ký ức nào mới nhưng lại nhớ được những ký ức của anh ấy trong suốt cuộc đời mình cho tới khi ca phẫu thuật diễn ra. Tuy nhiên anh không thể hình thành được ký ức mới hoặc nhớ được những người bạn của mình, và ngay cả những đồ ăn anh đã ăn trong bữa trưa. Molaison cứ sống như vậy cho đến cuối đời trong 55 năm khi anh mất đi vào năm 2008 khi đã ở tuổi 82.
Tình trạng bệnh lý đặc biệt này đã khiến Molaison trở thành một chủ đề của rất nhiều công tình nghiên cứu, được biết đến rộng rãi trong giới y học thần kinh với biệt danh bệnh nhân “H.M”.
8. Hội chứng phát âm tiếng nước ngoài
Robin Jenks Vanderlip chưa từng tới Nga hay Liên Xô trước đây bao giờ. Cô sống tại McLean, bang Virginia bờ đông nước Mỹ. Nhưng 2 ngày sau khi trượt chân ngã trên cầu thang và đầu bị va đập, cô tỉnh dậy và nhận thấy mình không thể nói được nữa. Khi cô cố gắng lấy lại giọng nói của mình cô bỗng phát ra những âm thanh giống như tiếng Nga.
Vanderlip là một trong khoảng 60 người trên thế giới được chuẩn đoán là mắc hội chứng phát âm tiếng nước ngoài, một rối loạn hiếm gặp phát sinh do những tổn thương của não bộ. Trong những trường hợp hy hữu nhất được ghi nhận, thậm chí các bác sĩ không hề tìm ra bất kì nguyên nhân nào. Dù cho âm thanh phát ra nghe giống như tiếng nước ngoài nhưng thực ra vùng trung tâm xử lý tiếng nói trên não bộ của những người mắc phải hội chứng này đã thay đổi cách họ tạo lập nên từ ngữ. Thứ làm chúng ta thấy sửng sốt nhất là những từ được tạo ra theo một nguyên mẫu có thể phỏng đoán trước được giống như các thứ tiếng đang tồn tại trên toàn cầu dẫu họ chưa từng tiếp xúc trước đó.
7. Biết viết nhưng không thể đọc
Năm 2001, sau khi Howard Engel, một tiểu thuyết gia người Canada bị đột quỵ, ông nhận ra rằng cơn tai biến đã quyét sạch khả năng nhận diện tiếng Anh được chế bản, thứ mà ông thường xuyên sử dụng để viết các tác phẩm của mình. Thay vào đó, trông chúng vô nghĩa như một thứ tiếng nước ngoài. Không một từ hay một kí tự nào có nghĩa.
Nhưng thú vị thay, Engel sớm tìm ra cách để tiếp tục quay trở lại viết văn dù khả năng của bản thân không còn cho phép ông hiểu từ ngữ. Ông đã chuyển nguyên gốc bản thảo của ông từ kí ức nhìn thấy sang kí ức di động. Nói cách khác Một từ sẽ được Engel nhận diện và ông vẽ lại các kí tự lặp đi lặp lại theo hình dung trong não, sử dụng phép lặp này để tạo nên ký ức về những chuyển động đã tạo ra các kí tự của một từ. Ông thấy rằng bản thân có thể củng cố những ký ức này bằng cách vẽ lại các ký tự bằng việc vê lưỡi trên vòm miệng. Khi đã có thể nhận diện được chữ viết, Engel có thể vẽ lại hình dạng trong miệng, điều này giúp ông mở ra ký ức di động và nói cho ông biết từ mà ông đang nhìn vào. Mặt khác, khi cần viết một từ ông vẽ ra từ đó từ trong ký ức và tái tạo lại trên giấy.
6. Nhìn tốt với chỉ một bán cầu não
Một cô bé 10 tuổi người Đức có thị lực được đánh giá là hoàn hảo đến mức không thể giải thích nổi khi cô sinh ra chỉ có một bán cầu não. Người bình thường sử dụng 2 bán cầu não để nhìn và thông tin hiển thị được chuyển tới các tế bào quang học vắt qua hai bán cầu não đối diện nhau để xử lý và lưu giữ thông tin. Vì thế, một bán cầu não đồng nghĩa với việc chỉ một mắt làm việc. Trong trường hợp của cô bé, chỉ mắt phải của cô hoạt động.
Tuy nhiên, thị lực của cô hoàn toàn bình thường và trong năm 2010 các bác sĩ đã quét não bộ của cô để tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Hóa ra, nhờ vào một quá trình xử lý là plasticity, các tế bào quang học ở mắt trái đã chuyển sang bán cầu não trái, hay nói cách khác, phía bên trái não bộ tiếp nhận thông tin từ cả hai mắt. Điều khá thú vị là ở phân khu hình ảnh ở bán cầu não trái đã phát triển nên những khu vực độc lập đểquá trình xử lý thông tin từ mắt trái nhằm tránh sự nhiễu loạn.