Những thiết bị công nghệ cao đang tham gia tìm kiếm máy bay MH370

    PV,  

    (GenK.vn) - Vụ máy bay MH370 biến mất một cách đầy bí ẩn có thể được coi là một thất bại lớn của công nghệ, song cũng thật trớ trêu việc tìm kiếm chiếc máy bay xấu số này phụ thuộc nhiều vào công nghệ cao.

    Với những thông tin chúng ta đã thu được ở thời điểm này, hãy cùng tạm thời coi giả thuyết MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương là chính xác. Ở vùng biển này, chiếc máy bay sẽ bị vỡ vụn dưới các đợt sóng dữ và thời tiết khắc nghiệt. Hãy cùng điểm qua các thiết bị có thể giúp tìm ra dấu vết của MH370.

    TPL: Thiết bị tìm kiếm tín hiệu ping

    Vụ MH370 biến mất một cách đầy bí ẩn có thể được coi là một thất bại lớn của công nghệ, song cũng thật trớ trêu chỉ có các thiết bị công nghệ cao mới có thể tìm ra chuyến bay xấu số này.

    Một trong những thiết bị hữu ích nhất có mặt trên các mẫu máy bay hiện tại là một bộ "pinger" – một bộ phát ra các tín hiệu âm thanh từ hộp đen và máy thu âm phòng lái có thể được phát hiện trong phạm vi 2 hải lý.

    "Hãy thử nghĩ về chuông trên điện thoại di động của bạn. Nếu bạn vô tình để quên điện thoại ở đâu đó bạn có thể tự gọi vào số của mình. Khi bạn nghe thấy chuông điện thoại, bạn sẽ thu hẹp được phạm vi tìm kiếm", ông Paul Nelson, một nhà quản lý tại công ty Phoenix International cho biết. Phoenix International là một công ty tại Mỹ chịu trách nhiệm phát triển thiết bị tìm kiếm tín hiệu ping TPL-25, một loại thiết bị tìm kiếm có thể lặn sâu tới độ sâu 20.000 feet trong hàng giờ liền và cũng có thể di chuyển hàng dặm khi ở dưới mặt nước.

    Vụ MH370 biến mất một cách đầy bí ẩn có thể được coi là một thất bại lớn của công nghệ, song cũng thật trớ trêu chỉ có các thiết bị công nghệ cao mới có thể tìm ra chuyến bay xấu số này.

    Thông thường, Hải quân Mỹ sẽ gắn một thiết bị tìm kiếm tín hiệu ping (TPL) theo một con tàu biển. TPL di chuyển với vận tốc từ 1 – 5 knot và có thể nhận diện được tín hiệu ping của thiết bị ghi âm chuyến bay từ độ sâu tối đa 20.000 feet. Tuy vậy, bộ phát tín hiệu ping của hộp đen cũng có những giới hạn riêng. Pin trên bộ phát tín hiệu ping chỉ hoạt động trong vòng 30 – 45 ngày, và tín hiệu ping cũng có thể bị làm nhiễu bởi các tiếng ồn do thời tiết và bùn dưới đáy biển gây ra.

    Năm 2009, thiết bị TPL-25 của Phoenix đã được kết hợp cùng các công nghệ của Viện Hải dương học Woods Hole và tham gia vào cuộc tìm kiếm chuyến bay xấu số Air France 447, một chuyến bay bị rơi khoảng vài trăm dặm về phía đông bờ biển Brazil. Cuộc tìm kiếm của TPL-25 đã thất bại, và phải tới 2 năm sau đó các robot lặn không người lái AUV đã tìm thấy hộp đen và phần lớn các mảnh vụn của AF447.

    AUV: Robot lặn không người lái

    Vụ MH370 biến mất một cách đầy bí ẩn có thể được coi là một thất bại lớn của công nghệ, song cũng thật trớ trêu chỉ có các thiết bị công nghệ cao mới có thể tìm ra chuyến bay xấu số này.

    AUV (viết tắt của Autonomous Underwater Vehicle – Phương tiện di chuyển tự động dưới mặt nước) thường được ngành công nghiệp dầu khí sử dụng nhằm tìm kiếm các mỏ dầu nằm sâu phía dưới mặt nước. Song, một khi bộ phát tín hiệu ping trên máy bay đã hết pin, AUV có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm chuyến bay xấu số bằng cách vẽ biểu đồ địa hình đáy biển.

    "Các loại AUV nhỏ nhất có thể lặn xuống độ sâu 5.000 feet. Loại AUV tiếp theo là một loại lớn hơn, đắt hơn nhiều. Nó có kích cỡ khoảng 4,5 x 7,5 mét, do được lắp thêm rất nhiều pin và tăng cường khả năng thủy động học", David Soucie, một nhà phân tích khẳng định.

    Một trong những loại AUV tân tiến nhất do Phoenix phát triển đã được mang tới vùng Perth, Australia để tham gia tìm kiếm MH370. Chiếc AUV này có màu vàng, dài hơn 5 mét và có cân nặng lên tới 725kg. Chiếc AUV này có thể lặn xuống độ sâu tối đa 20.000 foot dưới mặt nước và có thể di chuyển ở vận tốc từ 2 đến 4,5 knot trong vòng 20 giờ liên tục, sử dụng máy siêu âm đặt ở 2 bên nhằm vẽ sơ đồ bề mặt đáy biển. Chiếc AUV này cũng được trang bị camera chụp ảnh tĩnh.

    Vụ MH370 biến mất một cách đầy bí ẩn có thể được coi là một thất bại lớn của công nghệ, song cũng thật trớ trêu chỉ có các thiết bị công nghệ cao mới có thể tìm ra chuyến bay xấu số này.

    "Chúng ta có hệ thống điều khiển của riêng mình, do đó chúng ta liên lạc với AUV bằng các loại modem âm hưởng học", Jami Cheramie, chuyên gia của công ty C&C Technology, một công ty từng cung cấp AUV để tìm kiếm máy bay gặp nạn cho biết. "Chúng ta sẽ nhìn thấy các thác nước ở dưới đáy biển. Một bức hình sẽ được in liên tục và bạn sẽ nhìn thấy bề mặt đáy biển được in ra trước mắt".

    AUV không có người lái, do đó con người có thể lập trình chúng để thực hiện tìm kiếm theo mô hình. AUV sử dụng một loại mô hình tìm kiếm dạng lưới để tạo ra hình ảnh về đáy biển. Các cảm biến gắn trên thân của AUV cho phép chúng tránh được các chướng ngại vật có thể gây nguy hại.

    AUV đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc tìm kiếm chuyến bay AF 447 bị mất tích, cuộc tìm kiếm chiếc máy bay bị rơi của nhà thiết kế thời trang Vittorio Missioni gần bờ biển Venezuela cũng như tàu chiến HMS Ark Royal, một con tàu bị tàu ngầm U-81 của Đức Quốc xã đánh đắm trong Thế chiến thứ II. AUV có thể chụp hình đen trắng tại hiện trường nơi máy bay rơi.

    Một khi AUV đã tìm được vị trí máy bay rơi, bước tiếp theo cần làm là tìm kiếm các linh kiện quan trọng của máy bay, ví dụ như hộp đen.

    ROV: Phương tiện di chuyển điều khiển từ xa

    Vụ MH370 biến mất một cách đầy bí ẩn có thể được coi là một thất bại lớn của công nghệ, song cũng thật trớ trêu chỉ có các thiết bị công nghệ cao mới có thể tìm ra chuyến bay xấu số này.

    Các thiết bị ROV có giá hàng triệu USD sẽ được đưa vào hoạt động khi các nhà điều tra đã tìm thấy vị trí nơi máy bay bị rơi xuống biển. Song, hiển nhiên họ sẽ không chỉ cần tìm thấy các mảnh vụn, họ cũng sẽ cần phải thu thập lại các mảnh vụn này, đặc biệt là hộp đen. Chính ROV là các thiết bị đã góp phần thu thập lại những gì còn sót lại của Titanic, chuyến tàu xấu số nổi tiếng nhất trong lịch sử loài người.

    ROV được gắn liền với tàu thủy, sau đó được cáp nối đưa xuống độ sâu hàng nghìn feet dưới mặt biển. Người điều khiển sẽ vận hành ROV từ một phòng điều khiển trung tâm. Mức giá vận hành mỗi ngày của một chiếc ROV là 150.000 USD, tức khoảng 3,2 tỷ VND.

    Vụ MH370 biến mất một cách đầy bí ẩn có thể được coi là một thất bại lớn của công nghệ, song cũng thật trớ trêu chỉ có các thiết bị công nghệ cao mới có thể tìm ra chuyến bay xấu số này.

    Ví dụ điển hình về ROV có thể kể tới chiếc Triton XLS được trang bị trên tàu Olympic Triton tại Na Uy. Triton XLS có các camera liên tục quay video thời gian thực và truyền về phòng điều khiển. Các cánh tay gắp của Triton XLS được điều khiển bằng các cần joystick.

    "ROV không gặp khó khăn gì khi nhặt hộp đen, đặt vào một chiếc rổ và trở về tàu mẹ cả", Martin Stitt, một người giám sát ROV cho biết.

    Theo Vnreview

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày