Phát hiện 2 hành tinh giống Trái đất rất gần chúng ta, có thể đủ điều kiện sinh sống

    TVD,  

    Một hành tinh rất giống với Trái đất này được phát hiện trong hệ Mặt trời Alpha Centauri, đây là hệ Mặt trời nằm gần chúng ta nhất trong vũ trụ.

    Đây không phải làm một trò đùa cá tháng Tư, mà là một phát hiện mới của các nhà khoa học. Một hành tinh rất giống với Trái đất này được phát hiện trong hệ Mặt trời Alpha Centauri, đây là hệ Mặt trời nằm gần chúng ta nhất trong vũ trụ.

    Mặc dù nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh này là quá nóng để có thể có sự sống, vì nhiệt độ của nó lên tới 1.500 độ C. Tuy nhiên các nhà thiên văn cho rằng điều kiện hiện tại của hành tinh này rát giống với Trái đất trong thời kỳ mới phát triển. Sau thời kỳ hoạt động mạnh này, nhiệt độ bề mặt của nó sẽ giảm xuống đến mức ổn định mà con người có thể sinh sống.

    Hai hành tinh giống như Trái Đất có thể quay quanh một ngôi sao trong Alpha Centauri, hệ thống năng lượng mặt trời gần nhất của chúng tôi. Những thế giới bí ẩn được cho là quá nóng để hỗ trợ cuộc sống, với nhiệt độ bề mặt của khoảng 1.500 ° C. Trong hình là ấn tượng của một nghệ sĩ của hệ thống năng lượng mặt trời gần nhất của chúng tôi, Alpha Centauri  

    Hành tinh này có tên là Alpha Centauri B được phát hiện vào năm 2012, nhưng sau đó đã bị bác bỏ bởi các nhà khoa học lúc đó vì cho rằng đây không phải là một hành tinh. Ban đầu các nhà thiên văn học phát hiện ra hành tin này dựa trên những dao động của nó do tác động của lực hấp dẫn với một số hành tinh khác đã phát hiện từ trước.

    Giờ đây, một nhóm các nhà thiên văn học tại đại học Cambridge dựa vào việc sử dụng cả dữ liệu và phân tích từ kính thiên văn Hubble. Nhóm các nhà khoa học này đã theo dõi Alpha Centauri B trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2014.

    Các nghiên cứu mới nhất đã kết hợp dữ liệu với kỹ thuật của Hubble nhìn để ngâm mình trong ánh sáng từ Alpha Centauri B gây ra bởi các hành tinh đi qua từ các ngôi sao. Trong hình là kích thước tương đối của các ngôi sao Alpha Centauri và hành tinh của mình. Các hành tinh Alpha Centaury B b cũng được hiển thị với quy mô tương tự như Trái đất có kích thước

    Họ tin rằng đây là một hành tinh có kích thước tương đương với Trái đất và có thời gian một năm kéo dài chỉ khoảng 20,4 ngày. Phát hiện này đã mở ra hi vọng cho các nhà thiên văn học, thực tế có thể tồn tại những hành tinh có điều kiện tương tự Trái đất trong những hệ Mặt trời khác của vũ trụ.

    Bên cạnh Alpha Centauri B, vào khoảng tháng 2, các nhà thiên văn tiếp tục phát hiện thêm hành tinh Gliese 581d. Đây cũng là một hành tinh nằm trong một hệ Mặt trời của vũ trụ, điều đặc biệt là khoảng cách từ hành tinh này đến Mặt trời của nó là gần bằng khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trời của chúng ta. Dấu hiệu của hành tinh này đã được các nhà thiên văn theo dõi từ năm 2010, tuy nhiên phải đến năm nay thì các dữ liệu về Gliese mới được thu thập đầy đủ cho thấy đây là hành tinh có nhiều tính chất giống với Trái đất.

    Bên cạnh đó các bề mặt đá trên hành tinh này được cho là các lớp băng dày, mà ẩn chứa sâu phía dưới là đại dương khổng lồ. Đây chính là điều kiện đầu tiên cần thiết và quan trọng nhất để phát triển sự sống. Những phát hiện mới này cho thấy rằng, rất có thể những hành tinh tồn tại sự sống hoặc đủ điều kiện để phát triển sự sống ở gần chúng ta hơn những gì chúng ta nghĩ.

    Tham khảo: dailymail

    >>Sao Hỏa có thể đã từng có sự sống, nhưng chiến tranh hạt nhân đã biến nó thành hành tinh chết?

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ