Hiện nay, chúng ta đang có hai tàu thăm dò có khả năng tiếp cận nhiệm vụ này.
Gần đây, nền khoa học thế giới lại ghi nhận được thêm một sự kiện hai nhóm nghiên cứu độc lập công bố cùng một kết quả giống nhau. Dĩ nhiên, các hội đồng khoa học đã thẩm định điều này để đảm bảo không có một sự gian lận nào ở đây cả.
Nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ dẫn đầu bởi Nariaki đến từ Trung tâm Công nghệ tiên tiến Lockheed Martin. Còn các nhà khoa học người Đức được sự hướng dẫn của Radoslav Bučík tại Phòng nghiên cứu hệ thống Mặt Trời thuộc Viện Max Planck. Cả hai đã cùng phát hiện ra một hình thức giải phóng năng lượng mới của Mặt Trời. Họ gọi nó với cái tên “Waves Blast”, tạm dịch là “Sóng nổ”. Các nhà khoa học Đức đã công bố công trình nghiên cứu của họ trên Tạp chí The Astrophysical.
Mặt Trời với bề mặt hoạt động của nó.
Mặt Trời của chúng ta, với bề mặt nóng bỏng của nó, hoạt động thay đổi theo một chu kỳ quay vòng mỗi 11 năm. Trong đó, có những khoảng thời gian mà các đợt phun trào lớn tăng cường. Mặt Trời sẽ ném vào không gian liên hành tinh những đợt plasma, kèm theo đó là một điểm bùng sáng mạnh mẽ gần những vết đen mà chúng ta có thể quan sát được.
Trong khi đó, hiện tượng mà hai nhóm nhà khoa học mới phát hiện được tạm định nghĩa là “sóng nổ”, chúng dường như độc lập với những hiện tượng mà chúng ta đã biết đến trong chu kỳ hoạt động của Mặt Trời.
Tiến sĩ Bučík cho biết “Hiện tượng mới này giống như một vụ nổ”. Nó đã được quan sát từ những dữ liệu ghi lại trong tháng 2 năm 2010, khi các nhà khoa học đang theo dõi bầu khí quyển Mặt Trời trong vùng ánh sáng cực tím. Đột nhiên, một vệt sáng tia X yếu được phát hiện, kéo theo đó là một sóng lớn kéo dài đến 500.000 km, di chuyển với tốc độ 300 km mỗi giây.
Các sóng này được cho là nguyên nhân tiềm ẩn của hiện tượng phát tán Helium-3, một đồng vị của Heli từ vị trí vụ nổ vào không gian. Do chuyển động tự quay của Mặt Trời quanh trục của nó, các hạt Helium-3 được ném vào không gian trên một quỹ đạo cong. Và cũng chính vì thế, để có thể nghiên cứu thêm vấn đề này, các nhà khoa học cần quan sát ngôi sao của chúng ta với góc đủ 360 độ.
Hình ảnh Mặt Trời ghi lại bởi tàu STEREO A.
Hiện nay, chúng ta đang có hai tàu thăm dò có khả năng tiếp cận nhiệm vụ này. Tàu ACE (Advanced Composition Explorer) đang được sử dụng để nghiên cứu gió Mặt Trời. Bên cạnh đó là STEREO A (Solar Terrestrial Relations Observatory) một trong hai tàu còn hoạt động trong cặp tàu sinh đôi được phóng đi để chụp ảnh và nghiên cứu các hiện tượng Mặt Trời. Tàu STEREO B đã mất liên lạc với Trái Đất vào năm ngoái.
Các nhà khoa học cho biết tàu STEREO A đang di chuyển xung quanh Mặt Trời trong một quỹ đạo độc lập với chu kỳ 347 ngày. Trong khi đó ACE đang ở một quỹ đạo gần với Trái Đất. Năm 2010, một sự thuận lợi về quỹ đạo của hai tàu đã mở đường cho phát hiện mới về “nóng nổ”. Tuy nhiên, để có một quỹ đạo lặp lại như vậy, chúng ta sẽ phải chờ thêm 10 năm nữa. Chính vì vậy, đây sẽ là thời điểm mà các nhà khoa học cần tính toán thêm rất nhiều thứ để chuẩn bị cho một cuộc khám phá chuyên sâu mới về hiện tượng mới này.
Tham khảo Iflscience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel chìm trong khó khăn, buộc chính phủ Mỹ phải ra tay giải cứu, đề xuất cả một thương vụ sáp nhập "không tưởng"
Để giải cứu Intel, chính phủ Mỹ không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn nghiên cứu về đề xuất sáp nhập với đại kình địch AMD.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương