(GenK.vn) - Hai robot mà giáo sư Hiroshi chế tạo có vẻ ngoài giống như một nữ nhân viên xinh đẹp hiện đang làm việc tại bảo tàng khoa học Miraikan, Tokyo với nhiệm vụ hướng dẫn du khách.
Những tiến bộ vượt bậc mới đây trong lĩnh vực robotđã giúp những cỗ máy vô chi có thể tương tác với con người, cũng như học hỏi và có khả năng làm việc như người bình thường. Không chỉ vậy, các nhà khoa học còn nỗ lực không ngừng để tạo ra những robot giống với con người nhất về cả ngoại hình lẫn các cử động cơ thể. Tuy nhiên nếu nói về sự mô phỏng giống như người thật, có lẽ không một robot nào có thể so sánh với dự án robot của giáo sư Hiroshi Ishiguro, thuộc đại học Osaka, Nhật Bản.
Hai robot mà giáo sư Hiroshi chế tạo có vẻ ngoài giống như một nữ nhân viên xinh đẹp hiện đang làm việc tại bảo tàng khoa học Miraikan, Tokyo. Với nhiệm vụ hướng dẫn du khách đến thăm quan một triển lãm khoa học đang được diễn ra tại đây. Trong đó, một robot có tên là Kodomoroid với vẻ ngoài của một nữ nhân viên trẻ trung xinh đẹp, sẽ có nhiệm vụ giới thiệu thông tin của triển lãm. Bên cạnh đó, robot có tên Otonaroid lại có vẻ ngoài của một người trung niên, có nhiệm vụ giới thiệu các dự án khoa học với kiến thức chuyên sâu hơn.
Cả hai robot của giáo sư Hiroshi đều có vẻ ngoài giống với người thật, nhờ kết cấu và các lớp da nhân tạo bọc bên ngoài phần đầu, cánh tay và chân. Thậm chí, hai robot này còn được lắp thêm răng giả, tóc và con ngươi để cho giống với con người nhất. Lớp da nhân tạo được làm từ loại silicon đặc biệt, được gắn vào cả các phần điều khiển phía dưới giúp robot có khả năng thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt.
Hiện tại, hai robot xinh đẹp này chỉ có thể ngồi một chỗ và hướng dẫn khách thăm quan triển lãm. Cả hai đều có thể cử động các phần cơ thể phía trên như tay, đầu hay chuyển động lông mày, cười một cách tự nhiên nhất.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng trình làng robot thứ ba với tên gọi Telenoid. Nó mang hình dáng của một em bé. Giống Otonaroid, Tenoid cũng có khả năng tương tác với khách tham quan thông qua hệ thống điều khiển từ xa. Giáo sư Hiroshi Ishiguro cho biết: “Mục đích của việc chế tạo người máy là nhằm khám phá con người, đặt câu hỏi về cảm xúc, nhận thức và tư duy của chúng ta”.
Tham khảo: Gizmag
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"