Danh sách các bộ phận có thể tạo ra trong phòng thí nghiệm hiện nay đã có tim, dây thanh quản, mô não và thận.
Các nhà khoa học Trung Quốc tại trường đại học Northwest A&F đã thành công trong việc tạo ra mô tế bào gan người giống thật nhất từ trước tới nay. Kết quả này hứa hẹn những lá gan nhân tạo giống hệt như những phiên bản tự nhiên để tham gia vào các ca phẫu thuật cấy ghép trong tương lai.
Thực tế, đội ngũ nghiên cứu cho biết việc phát triển thành công một lá gan nhân tạo như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian và mục tiêu trước mắt của những mô tế bào hiện nay là tham gia vào những cuộc thử nghiệm thuốc để kiểm chứng các tác động của chúng đối với các cơ quan nội tạng của con người. Để tạo nên phiên bản nhân tạo hoàn hảo này, các nhà khoa học đã lấy tế bào gốc từ gan và động mạch chủ của người để tạo ra một cấu trúc thẩm thấu kênh dẫn vi lưu gần như đạt độ tương đồng với tế bào gan của chúng ta.
Sau đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu tiến hành kiểm tra phản ứng của mô nhân tạo này đối với các loại dược phẩm thông dụng. Kết quả là những thay đổi về chỉ số sinh học cũng như phản ứng sinh hóa giống hệt như những gì diễn ra đối với một lá gan thật. Các nhà khoa học khẳng định nghiên cứu này sẽ tạo ra một cơ sở vững chắc đối với việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến việc gan bị tổn thương.
Thông thường, chúng ta đều biết gan là một bộ phân cực kỳ quan trọng của cơ thể và rất dễ bị tổn thương vì nhiều nguyên nhân, đặc biệt là việc lạm dụng đồ uống có cồn quá nhiều. Ngoài ra, những tác nhân gây nhiễm khuẩn hoặc các dược phẩm gây dị ứng đối với gan cũng khiến các bác sỹ đau đầu trong việc chữa trị. Với việc tạo ra mô tế bào gan giống hệt của con người, việc cấy ghép các mô mới cho vùng gan bị tổn thương sẽ nhanh chóng thành hiện thực, thậm chí sau đó là thay mới toàn bộ lá gan nếu cần thiết.
Chủ nhiệm dự án này, giáo sư Jinyi Wang, cho biết ông và các đồng nghiệp đã tìm ra cách thiết kế một cấu trúc mô phỏng lại tế bào gan của con người dựa trên mạng lưới phức tạp của các tiểu thùy nhỏ. Bước tiếp theo trong công việc nghiên cứu theo lời giáo sư Wang đó là tái tạo lại các chức năng hoàn chỉnh của tế bào gan đối với mô nhân tạo này để nó sẵn sàng cho việc thay thế những "phiên bản tự nhiên" của mình trong tương lai.
Bên cạnh gan, rất nhiều bộ phận khác của con người đang được các nhà khoa học nghiên cứu để tìm ra cách "nhân bản" chúng trong phòng thí nghiệm. Danh sách các bộ phận có thể tạo ra trong phòng thí nghiệm hiện nay đã có tim, dây thanh quản, mô não và thận.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?